- Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ch
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ LIÊM
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ LIÊM
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ LIÊM
Một là, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng, nhất là năng lực thẩm định dự án, dự án đầu tư
Thẩm định cho vay là một khâu rất quan trọng, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tư. Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng và hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này, trước hết cần phải xây dựng đội ngũ CBTD có đạo đức nghề nghiệp và giỏi chuyên môn, bên cạnh đó Ngân hàng cần phải:
- Xây dựng quy trình cho vay và quy trình thẩm định tín dụng một cách hợp lý và chặt chẽ.
- Tăng cường công tác tổ chức điều hành của ban lãnh đạo đối với công tác tín dụng, có chế độ khuyến khích đối với các cán bộ hoàn thành xuất sắc công việc được giao
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn, dài hạn về công tác thẩm định tín dụng nhằm cung cấp, bổ sung thông tin cho cán bộ tín dụng về cách thức lựa chọn chủ thể, đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay… đồng thời nâng cao cả nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Hai là, Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát góp phần giúp cho Ngân hàng nhận biết, sửa chữa các sai sót kịp thời, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Chính vì vậy phải phải chú trọng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng cần:
- Tăng cường lưc lượng đội ngũ kiểm tra, phân bổ những cán bộ có năng lực, trình độ tín dụng cao đến bổ sung cho phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Tổ chức tăng cường những cuộc kiểm tra trong năm, thực hiện kiểm tra thường xuyên theo hàng tháng, hàng quý.
- Nội dung công tác kiểm tra phải toàn diện, không dàn trải mà đi sâu vào vấn đề để tìm ra nguyên nhân và xử lý từng trường hợp cụ thể, dứt điểm.
- Bên cạnh đó, NHNN&PTNT – CN Từ Liêm cần phải hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra, đồng thời, chú trọng, khuyến khích, thưởng, phạt và quy định rõ trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát trong công tác kiểm tra.
Ba là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát danh mục cho vay
Ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi đã tiến hành phân tích tín dụng đầy đủ đối với khách hàng, xác định được ý chí và khả năng trả nợ của họ. trong khi đó, sự phân tích tín dụng không thể đạt đến mức dự đoán hoàn toàn chính xác, có thể có những khoản vay bị sai lầm ngay từ đầu có thể dẫn đến tổn thất. Để hạn chế tối đa các tổn thất của ngân hàng, cần phải tiến hành phân loại danh mục cho vay dựa trên việc ước lượng mức độ rủi ro tiềm tàng của từng khoản cho vay làm cơ sở để giám sát hoặc điều chỉnh khoản cho vay và xác định mức dự phòng rủi ro cho vay. Việc phân loại danh mục cho vay nên được tiến hành thường xuyên dựa trên cơ sở những dữ liệu mà ngân hàng thu thập được để từ đó có những nhận định hoàn chỉnh về khoản vay và hướng xử lý.
Bốn là, Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, ngân hàng phải:
- Tiến hành phân loại khách hàng, đánh giá, chấm điểm, xếp loại khách hàng, có những biện pháp lưu giữ thông tin khách hàng và thường xuyên cập nhật thông tin một cách kịp thời để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, có chế độ ưu đãi phù hợp đối với từng loại khách hàng nhằm giải quyết nhanh chóng, giảm bớt phiền hà về thủ tục vay nhưng vẫn phải đảm bảo ân toàn tín dụng
- Thường xuyên tiếp cận khách hàng, nắm bắt các thông tin khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, điều tra thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn tài trợ… Có thể tiến hành điều tra trực tiếp khách hàng hoặc điều tra gián tiếp thông qua nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuế, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN
- Khi khoản vay có dấu hiệu xấu, ngân hàng cần phải phân tích thực trạng của khoản vay, thu thập các thông tin cần thiết như: Tình hình SXKD của khách hàng, tài sản
thế chấp, tình hình luân chuyển vốn tiền tệ… để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi và đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, trang bị các phương pháp tìm kiếm, thu thập, tra cứu. phân tích và xử lý thông tin cho CBTD
Năm là, Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ.
Mục đích của giải pháp này nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế - xã hội gửi tiền vào ngân hàng. Vì thế, việc đề xuất các giải pháp là phải thỏa mãn được yêu cầu chung của khách hàng: “thuận lợi, an toàn, bảo toàn được giá trị thực, mang lại lợi ích kinh tế cho người gửi tiền”. Đây là giải pháp có tính chất điều kiện cần để ngân hàng mở rộng phát triển cho vay, đáp ứng nhu cầu tín dụng, đồng thời nguồn vốn huy động được phải có chi phí thấp, đảm bảo khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận khi cấp tín dụng. Để đạt được muc tiêu đề ra, Ngân hàng cần phải:
- Đa dạng hóa các hình thức và kỳ hạn huy động vốn trên địa bàn: Gồm
+ Hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở, mua các loại tài sản tiêu dùng có giá tri + Hình thức tiết kiệm gửi góp đối với cá nhân có thu nhập trung bình và thấp + Phát triển các hình thức tiền gửi không kỳ hạn
- Có chính sách lãi suất huy động một cách hợp lý
Để phát huy hình thức huy động vốn dài hạn, cần giải quyết tốt vấn đề lãi suất, cần có chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt, các hình thức đảm bảo bằng vàng, USD nhằm tạo cho người dân tin tưởng vào lợi ích kinh tế mà họ nhận được.
- Tạo sự thuận lợi trong việc rút và gửi tiền
Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là những hộ sản xuất nông nghiệp, vốn tiền gửi không lớn, lãi tiền gửi không nhiều thì yêu cầu về sự thuận tiện được họ quan tâm nhiều hơn. Việc gửi và rút tiền ảnh hưởng mạnh tới quyết định lựa chọn nơi gửi của khách hàng.
- Đổi mới phong cách làm việc, nâng cao uy tín và tăng cường công tác tuyên truyền về ngân hàng
Phong cách làm việc chuyên nghiệp, mạng lưới hoạt đông và uy tín ngân hàng sẽ tạo được niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, tạo nên thói quen gửi vào ngân hàng uy tín quen thuộc.
Sáu là, Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và kiện toàn bộ máy tổ chức của ngân hàng
Việc mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động của ngân hàng tạo ra một cơ cấu hợp lý. Nên đặt các điểm giao dịch ở những nơi trọng điểm đông dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm…để huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới, ngân hàng cũng cần phải củng cố, ngâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch hiện có, đồng thời cần triển khai tinh giản bộ máy các phòng ban chức năng, tránh tình trạng bộ máy cồng kềnh gây nên tình trạng lẫng phí
Bảy là, Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng
- Rà soát lại trình độ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn
- Chú trọng công tác tuyển dụng đề bạt cán bộ tín dụng sao cho phù hợp vơi quy chế, chính sách của ngân hàng, thi tuyển công khai, nghiêm túc để thu hút nhiều lao động có trình độ cao, nhiệt huyết làm đội ngũ CBTD kế cận
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi , tổ chức các cuộc thi cán bộ ngân hàng giỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng mối quan hệ của CBTD để có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Hoạt động công tác của CBTD gắn liền với thu nhập và trách nhiệm cụ thể của họ. có chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tám là, Tiếp tục thực hiện đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Ngân hàng sẽ tăng cường cải tiến công nghệ và phục vụ khách hàng tốt hơn để thu hút thêm các doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán bằng séc, đa dạng hoá dịch vụ có dịch vụ ưu tiên những khách hàng tiềm năng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng như két sắt, chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, phonebanking đến tất cả các phòng giao dịch