Hàng dệt may

Một phần của tài liệu Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại việt nam EU (Trang 30)

Từ những năm 80, Việt nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nớc lớn thuộc EU nh: Anh, Đức, Pháp... với số lợng còn khiêm tốn. Nhng kể từ khi chính phủ Việt Nam ký Hiệp định dệt may với EU (ngày 15/12/1992), xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trờng này thực sự tăng nhanh đến bất ngờ. Dệt may đã trở thành một trong mời mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nớc với mức

tăng trởng bình quân hơn 40%/năm. Hiện nay dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ hai và đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 950 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1991.

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Giai đoạn 1995- 2002

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Bùi Huy Khoát: Thúc đẩy quan hệ thơng mại - đầu t giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội tháng 12/2002.

Biểu đồ 2 cho thấy khi Hiệp định về hàng dệt may giữa Việt Nam và EU có hiệu lực. Theo hiệp định, EU đề ra một danh mục gồm 151 mặt hàng, trong đó có 106 nhóm hàng phải quản lý bằng hạn ngạch (từ 1996 giảm xuống còn 54 nhóm, các mặt hàng thủ công dân gian đợc đa ra khỏi danh mục chịu hạn ngạch). Ngoài ra, hiệp định còn cho Việt Nam thêm hạn ngạch là 1270 tấn nguyên liệu làm gia công từ EU. Trong bản hiệp định dệt may hai bên mới ký kết năm 1997 (cho giai đoạn 1998 – 2000), Việt Nam đợc phép xuất khẩu vào EU với khối lợng từ 21.938 tấn đến 13.000 tấn hàng, số “cat” chịu quản lý giảm từ 106 xuống còn 29 và tăng hạn ngạch ở một số “cat” nóng, đồng thời nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các “cat” lên 27%. Hiệp định cũng quy định 16 nhóm hàng đợc áp dụng hệ thống giấy phép tự động và 6 nhóm hàng sẽ không bị kiểm tra hai lần. Nhờ có sự liên tục sửa đổi về nội dung hiệp định theo hớng EU ngày càng dành nhiều u đãi

350 420 450 450 650 700 850 820 950 0 200 400 600 800 1000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

cho Việt Nam hơn, nên kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU tăng lên nhanh chóng

Hiện nay, EU là thị trờng xuất khẩu dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 1993 đến nay. Thị trờng EU không chỉ dành cho nớc ta một kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn làm tăng uy tín, chất lợng sản phẩm của Việt Nam vì đợc ngời tiêu dùng Châu Âu đánh giá rất cao. Điều này có thể coi là chiếc “chìa khoá” để mở cửa các thị trờng khác trên thế giới.

Tính đến nay, cả nớc có hơn 500 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu dệt may sang EU. Trong EU, bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Đức chiếm 46,9% tổng kim ngạch, bỏ xa các nớc khác: Pháp 10,8%, Hà Lan 10,3%,Anh 9,4%, Bỉ 6,1%, Tây Ban Nha 5,1%, ý 4,4%, Đan Mạch 2%, Thuỵ Điển 1,9%, áo 1,5%, Phần Lan 0,6%, Ailen 0,4%, Luxemburrg 0,3%, Hy Lạp 0,2%...

Trong các chủng hàng xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng truyền thống nh áo jăcket, sơmi, quần Âu..., còn các mặt hàng có giá trị cao nh complet, măngtô... vẫn cha đạt đợc do yêu cầu cao về kỹ thuật của thị trờng này. Dù thị trờng EU đã tơng đối mở rộng, nhng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang có xu hớng chậm lại do có sự hạn chế về mẫu mã, chất lợng hàng hoá, trình độ lao động... Đồng thời, sự bất lợi về tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam (VND), đồng EURO với đồng đôla Mỹ (USD) cũng khiến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi chạm trán với đối thủ lớn nh Trung Quốc, Indonesia... Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam thờng không tiếp cận đợc với các doanh nghiệp EU một cách trực tiếp mà phải thông qua các nớc trung gian nh Đài Loan, Hồng Kông... Họ chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU. Đã vậy, số lợng hàng hoá EU dành cho Việt Nam là quá thấp so với nhiều nớc trong khu vực. Trong khi đó, số hạn ngạch lại bị chia thành nhiều nhóm hàng với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên doanh nghiệp Việt Nam chỉ tận dụng đợc khoảng 40% mức hạn ngạch của EU. Mặt khác, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trờng EU chủ yếu là theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng trên 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Sự yếu kém của ngành dệt là cho nó cha đáp ứng đợc nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may.

- Phơng thức gia công với thuộc tính dễ dãi, ít rủi ro làm cho ngành may tuy phát triển rất nhanh nhng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tính cạnh tranh.

- Cách thức phân bổ hạn ngạch cha hợp lý đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may.

- Sự tồn tại những rào cản trong thơng mại dệt may trên thị trờng EU. Nếu không tìm cách khắc phục những nguyên nhân ngày càng đợc các nhà xuất khẩu và quản lý nhận ra này thì trong thời gian tới không những không thể đẩy mạnh đợc xuất khẩu mà còn không thể đứng vững trong cạnh tranh với Trung Quốc và các nớc ASEAN khác khi EU huỷ bỏ chế độ hạn ngạch và không cho Việt Nam đợc hởng các u đãi thuế quan khác nữa. Ngoài ra, xu hớng tăng cờng buôn bán nội bộ khu vực thị trờng thống nhất EU và chiến lợc đầu t sản xuất sang các nớc Đông ÂU để nhập trở lại sản phẩm cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng xuất khẩu sang thị trờng này.

Để giải quyết những khó khăn tồn đọng trên, trong chiến lợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 – 2005 – 2010, Chính phủ đã xác định riêng một chiến lợc “tăng tốc” cho ngành dệt may. Theo chiến lợc này, đến 2005, toàn ngành sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD và đến 2010 là 8 tỷ USD. Chiến lợc “tăng tốc” ngành dệt may và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, những động thái gần đây từ phía EU cho thấy có nhiều dấu hiệu khả quan. Ngày 31/3/2000, Liên minh châu Âu đã đồng ý thay đổi thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết 2002 thay vì hết năm 2000. Đồng thời EU còn tăng 30% hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, cụ thể là cấp thêm hạn ngạch cho 16 mặt hàng với trọng lợng 4324 tấn, trị giá khoảng 120 triệu USD. Nhng bên cạnh những lợi ích trên, chúng ta còn phải mở cửa thị trờng và giảm thuế nhập khẩu để tạo điều kiện cho hàng dệt may của EU xuất khẩu vào Việt Nam. Do đó, sự kiện này không chỉ là cơ hội mà còn là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại việt nam EU (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w