năm gần đây đã đạt được một số mục tiêu trước mắt như tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường. Xét dưới góc độ kinh tế tài chính, để đánh giá có tính định lượng kết quả của hoạt động cạnh tranh người ta thường lấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại duy trì hoặc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 2.4. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt từ năm 2010- 2012. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng Doanh thu 10,706 25,777 9,436 15,071 241 3,659 114 Tổng CP 7,303 20,180 22,538 12,877 276 2,358 112 LN trước thuế 3,043 5,597 6,898 2,194 164 1,301 123 Tỷ suất LN/ DT 28.42 21.71 23.43 - - - - Tỷ suất LN/ CP 41.66 27.73 30.60 - - - -
(Nguồn: Phòng Kế Toán Tài chính)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 là 21.71% giảm so với năm 2010 gần 7%, sang năm 2012 chỉ số này có tăng lên nhưng tăng không đáng kể, năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 23.43% tăng hơn 4% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do trong năm 2011 bị chịu ảnh hưởng từ cuôc khủng hoảng tài chính, nên lợi nhuận của Công ty cũng giảm đi do phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên sang năm 2012 có sự hỗ trợ từ những biện pháp kích cầu từ Chính Phủ, các doanh ngiệp trong ngành nói chung và Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt nói riêng đã dần phục hồi và doanh thu bắt đầu tăng trưởng trở lại.
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt
2.2.3.1 Các nhân tố từ môi trường kinh doanh
Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nên chịu ảnh hưởng từ hai môi trường chính là ngành Xây dựng và thị trường bất động sản.
Đặc tính nổi bật của ngành Xây dựng và VLXD là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Do đó, các công ty họat động kinh doanh trong lĩnh vực Xây dựng và VLXD luôn luôn chịu ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế đất nước. Trước tình hình tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái và cơn bão lạm phát trong năm 2011 vừa qua, các công trình xây dựng đều bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng và công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt cũng không tránh khỏi thực trạng này. Biểu hiện ở lợi nhuận đạt được của Công ty trong hai năm gần đây có mức tăng trưởng thấp hơn so với các năm về trước. Ngoài ra, khi lạm phát tăng Công ty còn phải đối mặt với các khó khăn như giá các loại vật tư đầu vào như xăng dầu, điện nước, than…đều tăng. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng luôn giữ ở mức cao, làm nhiều công trình xây dựng bị chậm, giãn tiến độ hoặc dừng hoàn toàn khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giảm năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ có quy mô lớn trên thị trường.
Một đặc tính khác của ngành VLXD là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành VLXD gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành. Trong năm vừa qua khi mà thị trường bất động sản bị tụt dốc trầm trọng thì các công ty trong ngành VLXD nói chung và Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt nói riêng đã bị tổn thất không nhỏ, sự trì trệ này đã làm lợi nhuận và doanh thu của Công ty giảm đi đáng kể, nguồn vốn sử dụng để tái đâu tư bị thu hẹp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực cạnh tranh của doanh Công ty.
Mặt khác, khi đứng trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng đặc biệt là sản phẩm gạch ngói đất sét nung, đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng, cầu cống, nhà ở.... Do vậy một biến động nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi đáng kể. Trong khi đó, với mức tăng giá xăng dầu tăng thêm 10% và đang dự kiến điện tăng thêm 5% thì chi phí tăng giá của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt trong thời gian tới sẽ là 3,455 tỷ đồng /năm so với sản lượng tiêu thụ tuy nhiên giá thành sản phẩm thì không tăng nhằm để đảm bảo tính cạnh tranh của Công ty. Đây sẽ là một thách thức lớn mà Công ty phải đối mặt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt. Để chiếm lĩnh thị trường, Công ty phải đảm bảo năng lực vượt trội để chiến thắng tất cả các đối thủ
cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh trah tiềm ẩn. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài có trình độ công nghệ phát triển cao và phần yếu thế thường nghiêng về doanh nghiệp trong nước làm giảm đi cơ hội kinh doanh cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước. Điển hình như trường hợp nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ bê tông của Úc đi vào hoạt động vào ngày 13- 10-2012 đã làm Công ty mất đi nhiều đơn hàng do đối thủ cạnh tranh có công nghệ mới, sản phẩm mới thân thiện với môi trường hơn của Công ty.
Với hai hoạt động chính là sản xuất các sản phẩm từ gạch ngói đất sét nung và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như nhà máy sản xuất gạch Tuynel Thái Bình thuộc Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dụng Đất Nước, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tiền Phong, Nhà máy sản xuất gạch Tuynel Hưng Hà, xí nghiệp sản xuất gạch Thái Thọ và một số cơ sở sản xuất tư nhân khác. Theo định hướng mới của Chính Phủ, sẽ chấm dứt tình trạng các lò sản xuất thủ công gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Như vậy, trong thời gian sắp tới sự cạnh tranh giữa các công ty đầu ngành của tỉnh sẽ càng mạnh mẽ hơn để giành thị phần. Công ty sẽ phải cạnh tranh với một đối thủ rất mạnh là Nhà máy sản xuất gạch Tuynel Thái Bình thuộc Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Đất Nước bởi Công ty này đang là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Mặc dù Công ty đã có được uy tín và kinh nghiệm, song đây là môi trường đặc thù, muốn khác biệt hóa sản phẩm để đảm bảo năng lực cạnh tranh đòi hỏi Công ty cần đầu tư nghiên cứu và nỗ lực rất nhiều.
Khách hàng của Công ty là các chủ đầu tư, các hộ dân cư, Nhà nước… hàng hóa được mua bán là các sản phẩm vật liệu xây dựng, mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất là các sản phẩm gạch ngói đất sét nung do Công ty tự sản xuất. Năng lực cạnh tranh chủ yếu mặt hàng gạch ngói đất sét nung không nằm ở sự khác biệt nhiều về kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm mà tập trung ở chất lượng và giá cả. Vì vậy, để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và chiếm lĩnh thị phần Công ty không những phải có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện sản xuất mà còn phải nâng cao năng lực sản xuất, có kế hoạch sản xuất hợp lý để tránh phát sinh những chi phí không đáng có từ đó có thể nâng cao sức cạnh tranh về giá so với đối thủ, đồng thời tạo dựng uy tín thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm của mình.
2.2.3.2 Các nhân tố từ môi trường nội tại
a. Nguồn tài chính
Vốn là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt đều tăng so với năm trước cho thấy kết quả bước đầu
những nỗ lực của Công ty trong những năm qua. Trong đó phần lớn Công ty dùng vốn để đầu tư cho tài sản cố định, năm 2011 quy mô tài sản cố định bằng 124% so với năm 2010. Năm 2011 và 2012, tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đã giảm nhưng Công ty vẫn cố gắng tăng năng lực sản xuất bằng các nguồn vốn đi vay. Biểu hiện ở hệ số tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn tăng cao so với năm 2010.Các khoản vay để đầu tư cho tài sản cố định cùng với các khoản nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, nợ nhà cung cấp và các koản nợ khác đã làm tăng tổng nợ phải trả của Công ty.
Những phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dụng Thụy Việt còn rất nhiều khó khăn, vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính cho tăng năng lực sản xuất và nâng cao NLCT là một bài toán cần có lời giải thoả đáng.
b. Máy móc thiết bị và công nghệ
Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định đối với năng lực sản xuất của Công ty.
Nếu nói quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng sản phẩm thì máy móc thiết bị là phương tiện để thực hiện quy trình công nghệ đó. Khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng cũng như mức độ hiện đại của chúng đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất, và năng lực cạnh tranh của Công ty. Tùy huộc vào tình trạng của máy móc thiết bị và mục tiêu cạnh tranh mà Công ty sẽ lựa chọn phương án đổi mới công nghệ sao cho phù hợp. Hiện tại toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất của Công ty đều được nhập khẩu từ Italy, đặc biệt là lò nung tuynel được coi là một trong những nguồn nội lực quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh khi mà vào những giai đoạn cao điểm. Ngoài ra, lực lượng máy móc thiết bị còn có các thiết bị hiện đại như thiết bị thi công đất, các thiết bị khai thác đá, ô tô vận tải, cẩu, máy vận thăng, cần trục, thiết bị đo kiểm chất lượng sản phẩm và các thiết bị thí nghiệm khác. Hầu hết các máy móc đều là những thiết bị mới, và đều đang phục vụ tốt cho quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty. Như trường hợp với bản hợp đồng xây dựng trường THPT Đông Thụy Anh mới trên địa bàn Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nếu Công ty không có trang thiết bị hiện đại để đáp ứng kịp thời các điều kiện của bản hợp đồng thì Công ty đã không thể cạnh tranh với những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh tư nhân tuy có giá cả rẻ hơn nhưng lại không đáp ứng được về mặt khối lượng và thời gian.
Nhìn chung, những trang thiết bị và trình độ công nghệ hiện tại đã tạo nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất trong kinh doanh. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể cho doanh nghiệp.
Trong quá trình đổi mới và ổn định tổ chức, Công ty luôn quan tâm đến nguồn nhân lực bởi đây là nguồn gốc của sự thành công. Để có thể hoàn thành tốt mọi yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật và công nhân viên ngày càng khoa học và hợp lý hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực của Công ty là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân đều có tuổi đời còn rất trẻ, tay nghề cao, tuy nhiên lực lượng này cũng gặp phải nhiều hạn chế do còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay Công ty có tổng cộng 184 lao động về trình độ sau đau học chiếm 0,54%, trình độ đại học 10.86%, trình độ cao đẳng và trung cấp là 83,69%, còn lại là lao động phổ thông. Các tỷ lệ trên còn thấp so với tổng số lao động và yêu cầu công việc nên hàng năm Công ty đều có chế độ khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu công việc. Công ty cũng đã mạnh dạn đưa một số cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở những công ty hàng đầu về sản xuất gạch trong nước như đợt bồi dưỡng trình độ tay nghề cho các kĩ sư của Công ty tại công ty gạch men Viglacera, tổ chức các lớp đào tạo tay nghề nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Đứng trước tình hình và những nhiệm vụ cấp bách phải hoàn thành Công ty đã bố trí lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật đủ để làm nòng cốt trên các công trình xây dựng đồng thời kết hợp lực lượng lao động tại chỗ của địa phương để kịp thời sản xuất phục vụ những giai đoạn căng thẳng. (Năm 2009 Công ty đã sử dụng trên 200 lao động hợp đồng thời vụ tại các địa phương). Điều đó chứng tỏ sự linh hoạt của cán bộ điều hành nhưng cũng cho thấy nhu cầu tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng của Công ty là cấp thiết.
Nhìn chung, do đặc thù của ngành VLXD cũng như kế hoạch sản xuất của Công ty trong từng giai đoạn mà Công ty cần bố trí và sử dụng lao động thời vụ cho hợp lý, tránh tình trạng nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu dẫn tới lãng phí và không tận dụng hết tiềm năng của lao động, gây ảnh hưởng tới NLCT của Công ty trên thị trường