Phân tích các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính DN và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Cty TNHH Thành Hưng (Trang 34)

3.4.3.1 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Nhóm hệ số về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Các tỷ số này thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các khoản nợ. Phân tích hệ số trên sẽ cho thấy kết cấu tài sản của doanh nghiệp và trong tổng số tài sản đó thì có bao nhiêu do nợ phải trả tài trợ hay nói cách khác hệ số nợ xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ, có nghĩa là các món nợ đến thời

hạn trả mà doanh nghiệp không có đủ khả năng hoàn vốn thì chủ nợ được thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp.

Bảng 2: Phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản của DN

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2007-2008 So sánh 2008-2009 Hệ số nợ 0,4937 0,5039 0,4997 0,0102 -0,004 Hệ số VCSH 0,5063 0,4961 0,5003 -0,01 0,0042 Tỷ trọng TSNH 0,3293 0,3639 0,4931 0,0346 0,1292 Tỷ trọng TSDH 0,6707 0,6361 0,5069 -0,035 -0,129

Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản trong 3 năm 2007-2009

Từ bảng tính về cơ cấu nguồn vốn của Cty Thành Hưng, ta thấy hệ số nợ và hệ số VCSH qua các năm không có sự thay đổi nhiều. Giữa các năm 2007, 2008 và năm 2009 đều có sự gia tăng không đáng kể. So sánh giữa hệ số nợ và hệ số VCSH thì đều chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên đánh giá về hệ số VSCH để đánh giá khả năng tự chủ về tài chính thì còn chưa cao. Cụ thể như sau: nợ phải trả năm 2007 là 2.458.807.915, năm 2008 là 2.427.375.889 và năm là 3.726.312.400, tuy có sự tăng về khoản nợ nhưng về so với kết cấu thì không có sự thay đổi đáng kể.

Công ty Thành Hưng là doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp nhẹ do đó tỷ lệ TSDH chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản tuy nhiên cơ cấu tài sản có xu hướng tăng về TSNH và giảm về TSDH. Tỷ trọng TSNH năm 2007 là 0,3293; năm 2008 là 0,3639; năm 2009 là 0,4931. Tỷ trọng TSNH năm 2008 so với năm 2007 là không đáng kể nhưng đến năm 2009 tăng 0,1292 so với năm 2008. Trong TSNH, hàng tồn kho là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình trên 65%, đây cũng là loại tài sản có mức tăng lớn nhất, ảnh hưởng đến mức tăng của TSNH. Đánh giá tỷ trọng của TSDH, do đặc điểm tính chất kinh doanh nên hệ số này có xu hướng giảm dần. Năm 2007 là

0,6707; năm 2008 là 0,6361 và năm 2009 là 0,5069. Cũng như tỷ trọng TSNH, năm 2009 có mức giảm lớn nhất so với năm 2008 là 0,1292.

3.4.3.2 Hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng công tác tài chính. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi phân tích nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán, Cty Thành Hưng sử dụng các chỉ tiêu sau: hệ số khả năng thanh toán chung, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 3: Phân tích hệ số khả năng thanh toán của DN

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2007-2008 So sánh 2008-2009 Hệ số khả năng

thanh toán chung 2,025 1,985 2,001 -0,04 0,016

Hệ số khả năng

thanh toán NH 1,494 1,614 1,759 0,12 0,145

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh 0,470 0,445 0,463 -0,025 0,018

Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay 1,255 1,387 1,455 0,132 0,068

Tỷ số khả năng thanh toán chung của Cty qua các năm 2007 2008 và 2009 không có sự thay đổi lớn, và đều đảm bảo khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán

chung năm 2007 là 2,025; năm 2008 là 1,985; năm 2009 là 2,001. Trong khi đó nợ ngắn hạn tăng với tốc độ nhanh hơn, năm 2008 tăng 0,12 lần, năm 2009 tăng 0,145 lần. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty là khá thấp và chưa thấy xu hướng cải thiện. Có thể nhìn vào hệ số khả năng thanh toán nhanh qua 3 năm đều không có sự thay đổi nhiều, năm 2007 là 0,470; năm 2008 là 0,445; năm 2009 là 0,463. Tuy rằng năm 2008 giảm 0,025 lần và năm 2009 tăng thêm 0,018 lần nhưng vẫn chưa đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số này so với tỷ số thanh toán chung là rất nhỏ vì hàng tồn kho dự trữ chiếm tỉ lệ cao trong kết cấu. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay qua các năm thay đổi không nhiều, năm 2007 1,255; năm 2008 là 1,387 và năm 2009 là 1,455. Nhìn vào có thể thấy công ty có thể đảm báo khả năng thanh toán các khoản vay nhưng so với ngành thì còn thấp, do vậy công ty cần có chú ý hơn để nâng cao khả năng thanh toán các khoản đi vay. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Cty Thành Hưng qua các năm là khá ổn định, tuy nhiên xét về các khoản nợ ngắn hạn, công ty cần có các biện pháp để đảm bảo khả năng trả nợ, nâng cao hệ số thanh toán nhanh để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường.

3.4.3.3 Hệ số khả năng hoạt động

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để tài trợ cho các loại tài sản khác nhau như tài sản lưu động, tài sản cố định. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tài sản, vốn liếng của doanh nghiệp đã được huy động và sử dụng để đem lại hiệu quả như thế nào bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.

Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty nhưng trong hoạt động phân tích tài chính, Cty Thành Hưng không phân tích nhóm chỉ tiêu này.

Bảng 4: Phân tích hệ số khả năng hoạt động của DN

Chỉ tiêu 2007Năm 2008Năm Năm2009 2007-2008So sánh So sánh 2008-2009 Vòng quay tổng tài

sản 0,64 0,56 0,73 -0,08 0,17

Vòng quay TSNH 1,94 1,54 1,47 -0,4 -0,07

Vòng quay các

khoản phải thu 3,06 6,54 8,15 3,48 1,61

Vòng quay hàng tồn kho 2,53 1,81 1,64 -0,72 -0,17 Kỳ thu tiền bình quân 117,76 55,09 44,18 -62,67 -10,91 Kỳ nhập hàng bình quân 142,28 198,93 219,72 56,65 20,79 Số ngày của một vòng quay TSNH 185,21 233,94 244,39 48,73 10,45 Vòng quay của tổng tài sản qua các năm không có sự thay đổi nhiều, nhưng nếu so với ngành, hệ số này còn rất thấp, điều này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty còn chưa cao. Cụ thể là năm 2007 vòng quay tổng tài sản là 0,64; năm 2008 là 0,56 và năm 2009 là 0,73. Hệ số này cho biết năm 2009 cứ 1 đồng vốn tạo ra 0.73 đồng doanh thu, con có này có tăng so với năm 2008 và 2007 nhưng vẫn còn thấp, doanh nghiệp cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất sử dụng TSNH của doanh nghiệp cao nhất vào năm 2007 là 1,94; có nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ đầu tư vào TSNH thì đem lại cho doanh nghiệp 1,94 đồng doanh thu. Song chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm 2008 là 1,54 và năm 2009 là 1,47. Do TSCĐ

không được đầu tư mới mà TSCĐ được khấu hao dần nên giá trị còn lại giảm, theo đó phần TSNH sẽ được tăng lên trong khi đó doanh thu tăng cao nên vòng quay TSNH có xu hướng giảm dần. Trên sự thay đổi của vòng quay TSNH nên số ngày của một vòng quay TSNH qua các năm là thay đổi khá lớn, cụ thể là năm 2007 là 185,21; năm 2008 là 233,94 và năm 2009 là 244,39.

Vòng quay các khoản phải thu qua các năm tăng lên rõ rêt, năm 2007 là 3,06; năm 2008 là 6,54 và năm 2009 là 8,15. Do có sự tăng lên này nên kỳ thu tiền bình quân cũng có sự thay đổi lớn. Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng cao năm 2007 là 117,76 ngày, năm 2008 là 55,09 ngày, năm 2009 là 44,18 ngày do tốc độ khoản phải thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy rằng có sự giảm về số ngày thu tiền nhưng so với ngành thì còn rất cao. Với công ty Thành Hưng, công ty không đi sâu vào tiến hành phân tích hệ số hoạt động do vậy để rút ngắn kỳ thu tiền bình quân công ty cần xem xét lại công tác phân tích và cần có một chính sách bán hàng đúng đắn, nhất là điều khoản bán chịu với khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm, năm 2007 là 2,53; năm 2008 là 1,81; năm 2009 là 1,64. Theo đó kỳ nhập hàng bình quân sẽ tăng lên qua các năm cụ thể là năm 2007 là 142,28 ngày; năm 2008 là 198,93 ngày và năm 2009 là 219,72ngày. Số ngày nhập hàng như vậy là rất cao so với ngành, theo đó tốc độ chu chuyển hàng của doanh nghiệp là rất thấp. Công ty cần xem xét lại hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

3.4.3.4 Hệ số khả năng sinh lời

Bất kể một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế. Họ đều có một mục tiêu chung là tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu, vốn đầu tư có khả năng sinh lời nhiều nhất. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính để đánh giá tổng hợp kết quả đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì phần lợi nhuận này có thể không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận bằng số tương đối thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Bảng 5: Phân tích hệ số khả năng sinh lời của DN

Chỉ tiêu 2007Năm 2008Năm Năm2009 2007-2008So sánh So sánh 2008-2009 Tỷ suất doanh lợi

DT 0,009 0,017 0,014 0,008 -0,003

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và

thuế trên VKD

0,008 0,0131 0,0133 0,0051 0,0002

Tỷ suất lợi nhuận

VKD 0,006 0,009 0,01 0,003 0,001

Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu 0,011 0,019 0,02 0,008 0,001

Doanh lợi DT phản ánh trong một đồng doanh thu thu có bao nhiêu là lợi nhuận. Năm 2009, cứ 1đồng doanh thu thì có 0,009 đồng lợi nhuận, năm 2008 cứ 1 đồng doanh thu thì có 0,017 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 thì cứ 1 đồng doanh thu chỉ có 0,014 đồng lợi nhuận giảm 0,003 đồng so với năm 2008. Do lợi nhuận tăng không đáng kể trong khi đó doanh thu tăng cao, cho thấy hoạt động kém hiệu quả nên công ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phù hợp để cải thiện tình hình thu nhập của doanh nghiệp.

Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu để thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, ta còn so sánh với tổng tài sản để xem xét khi bỏ đầu tư một đồng vốn vào tài

sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng tính chỉ tiêu, doanh lợi tài sản của doanh nghiệp là thấp, và có xu hướng tăng không . Trong các năm 2008 va 2009, doanh lợi tài sản không tăng nhiều đều là 0,013; có nghĩa là cứ bỏ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sinh ra 0,013 đồng lợi nhuận trước thuế, hay 0.009 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này do năm 2008 và 2009 doanh nghiệp đầu lớn vào tài sản cố định để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, tài sản chưa khấu hao làm cho giá trị tài sản tăng cao làm giảm chỉ tiêu doanh lợi tài sản.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh nếu bỏ 1 đồng vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng tính toán cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm, có nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra ngày càng thu nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên mức tăng không cao và chưa thỏa đáng với yêu cầu kinh doanh của công ty. Tuy rằng có dấu hiệu tăng nhưng đây hông phải là dấu hiệu đáng mừng mà thực chất hoạt động kinh doanh không tốt.

Chương 4 : Các kết luận và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty TNHH Thành Hưng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính DN và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Cty TNHH Thành Hưng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w