b) Những nguyên nhân và hạn chế còn tồn tạ
4.3.1.2 Giải pháp huy động vốn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, vốn là yếu tổ cơ bản đầu tiên. Đế có thể huy động vốn công ty có thể dung các cách khác nhau như:
- Huy động vốn chủ sở hữu bao gồm: Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến, ngoài ra còn cón lợi nhuận để lại công ty. Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Để tăng lợi nhuận để lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm tối thiểu các chi phí không cần thiết.
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng nhưng vẫn có thể mua chịu được. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các DN nhỏ khác. Ngoài ra, công ty cần tận dụng tối đa thời hạn mua chịu, nếu muốn hưởng chiết khấu, công ty nên thanh toán vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu.
- Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương CBCNV, nợ thuế,... đây là hình thức tài trợ miễn phí vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong một thời hạn nhất định, còn nếu chậm trễ trả lương cho công nhân sẽ làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. Như vậy để tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này thì việc mở rộng sản xuất, đầu tư đúng hướng, tiết kiệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là giải pháp tối ưu nhất.
- Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: huy đông theo phương thức này thực hiện chủ yếu qua các ngân hàng.