GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH TM&DV NGA VIỆT
3.2.4. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm, qui mô, năng lực quản trị kinh doanh của công ty:
quản trị kinh doanh của công ty:
Tại thời điểm khủng hoảng như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang đứng trước các lựa chọn chiến lược quan trọng. Trụ vững qua cơn bão khủng hoảng là chiến lược đầu tiên mà các giám đốc điều hành theo đuổi khi đối mặt với khủng hoảng tài chính.
Việc xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro nhằm khắc phục sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, đồng thời chiến lược đó phải mang tính tổng thể dài hạn, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra, và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của công ty. Về cơ bản, việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh cần chứa đựng những giai đoạn hay công việc cơ bản như: xác định rủi ro, mô tả rủi ro, lượng hoá rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo về rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình quản trị rủi ro.
Kèm theo quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM&DV Nga Việt cần phải có hệ thống những phương pháp luận và công cụ phục vụ công tác quản trị rủi ro đồng bộ được thiết kế cho các công đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh hàng hoá của công ty.
Đối với công ty TNHH TM&DV Nga Việt, công cuộc xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn vẫn chưa được đề cập để xây dựng bởi công ty chưa thành lập được bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thương mại, chưa có đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro chuyên nghiệp. Mà hiện nay, các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro mới chỉ được xây dựng dựa trên các nghiên cứu từ các yếu tố của hoạt động mua bán hàng hoá.
Do đó, để xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro phù hợp, công ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với đặc điểm, tính chất, nội dung, qui mô, phạm vi của hoạt động kinh doanhh hàng hóa. Đồng thời phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy của công ty.
Năng lực quản lý, điều hành của các nhà quản trị phải phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm được giao.
Phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng đối với từng cá nhân và phải dựa trên năng lực của từng cá nhân đó nhằm phát huy tối đa khả năng, sở trường của mỗi cá nhân.
Thực hiện cơ chế giám sát lẫn nhau của mọi thành viên trong công ty nhằm bổ sung những thiếu sót cho nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.