MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

Một phần của tài liệu GA lớp 4-tuần 13 (chuẩn) (Trang 39 - 43)

- Biết người dân ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.

- Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người dân ĐBBB nhận ra sự thích ứng cảu con người với thiên nhiên ở ĐBBB thông qua cách xây nhà ở. - Biết tìm hiểu các thông tin cần thiết thông qua đọc sách và phân tích tranh ảnh.

- Yêu quý, tôn trọng các đặc trưng truyền thống văn hóa của dân tộc vùng ĐBBB.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, giấy khổ to, bút.

- Hình 2, 3, 4 trong SGK và những tranh ảnh GV – HS sưu tầm được

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và chỉ ĐBBB trên bản đồ.(hình dạng, diện tích, địa hình)

GV kiểm tra kết quả của cả lớp.

HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp 2/ Chủ nhân của Đồng bằng

- 2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - Lớp theo dõi, bổ sung.

- GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. + Đồng bằng Bắc bộ là nơi đông dân hay thưa dân? + Người dân sống ở đây chủ yếu là dân tộc nào? + Con người sinh sống ở ĐBBB từ lúc nào?

- HS đọc đề bài và suy nghĩ trả lời.

+ Dân cư ở ĐBBB đông đúc nhất cả nước. + Chủ yếu là người Kinh.

+ Con người sinh sống từ lâu đời.

3/ Cách sinh sống của người dân ĐBBB

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc sách thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

- Làng xóm của người dân ở ĐBBB có đặc điểm gì? - Đặc điểm nhà ở của người kinh ở ĐBBB (làm bằng vật liệu gì, chắc chắn hay đơn sơ vì sao?)

- Làng Việt cổ có đặc điểm gì?

- Ngày nay nhà ở và làng xóm ở ĐBBB có gì thay đổi?

- GV kết luận: có thể treo tranh về nhà ở và làng xóm để bổ sung thêm.

4/ Trang phục và lễ hội của người dân ĐBBB.

- GV giới thiệu: lễ hội là 1 trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân ĐBBB.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, đọc nội dung SGK để trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Yêu cầu mỗi nhóm trình bày một ý

+ Trang phục truyền thống của người kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?

+ Lễ hội thường được tổ chức vào thời gian nào? + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.

+ Kể tên một lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi các nhóm. - GV có thể nêu tên một số lễ hội :

Hội Lim ở Bắc Ninh – ngày 11 tháng giêng.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung

- Nhiều nhà quây quần bên nhau

- Nhà được xây chắc chắn, có sân vườn, ao… - Có luỹ tre bao bọc xung quanh, mỗ làng có một đình thờ

- Ngày nay làng xóm ở ĐBBB có nhiều thay đổi, có thêm nhà văn hóa, trung tâm bưu điện, trạm y tế … để phục vụ đời sống nhân dân.

- HS quan sát tranh, ảnh đọc nội dung SGK. - HS thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. - Các nhóm trả lời theo yêu cầu của GV và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- Nam: áo the, khăn xếp;

- Nữ: áo tứ thân đầu vấn khăn hoặc đội nón quai thao.

- Mùa xuân hoặc mùa thu

- Vui chơi, giải trí, . . .. ; múa lân, hát quan họ, . . .

Hội Cổ Loa ở Đông Anh (Hà Nội) – ngày 6 tết ÂL. Hội Đền Hùng ở Phú Thọ – ngày 10/3 ÂL.

Hội Gióng ở Sóc Sơn Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG III: Củng cố, dặn dò:

- Yêu câu HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.

- Nhắc nhở HS tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB. - GV kết thúc bài.

Môn: TẬP LAØM VĂN Tiết: 26

I- MỤC TIÊU:

- Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện. - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các em về nhân vật, tính

cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới:

1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết thế nào là văn kể

chuyện, cốt chuyện và nhân vật trong truyện. Trong tiết TLV hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập về văn kể chuyện để bắt đầu từ tuần sau chúng ta sẽ chuyển sang học văn miêu tả.

2/ Hướng dẫn ôn tập:

a) Làm bài tập 1:

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.

- GV giao việc: BT cho 3 đề bài1, 2, 3. nhiệm vụ của các em là đề nào trong 3 đề đó thuộc loại văn kể chuyện? Vì sao?

- Cho học sinh làm bài.

- Cho học sinh trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Đề 2: Thuộc loại văn kể chuyện vì đề bài có ghi: Em hãy kể lại một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. Khi kể, các em phải kể một câu chuyện có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến, ý nghĩa. . .

Đề 1: Thuộc văn viết thư vì đề ghi rõ: Em hãy viết thư . . . .

Đề 3: Thuộc văn miêu tả vì đề ghi rõ: Em hãy miêu tả. . . .

b) Làm bài tập 2, 3:

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, 3. - Cho học sinh nêu câu chuyện mình chọn kể. - Cho học sinh làm bài.

- Cho học sinh thi kể chuyện.

- GV nhận xét, khen những em kể hay.

- GV treo bảng ôn tập đã chuẩn bị trước lên bảng lớp.

- Lớp lắng nghe

- 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.

- HS đọc kỹ 3 đề bài.

- Một số học sinh lần lượt phát biểu. - Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm. - 1 số học sinh phát biểu ý kiến nói rõ tên câu chuyện mình kể thuộc chú đề nào.

- Học sinh viết nhanh dàn ý câu chuyện ra giấy nháp.

- HS lần lượt lên kể chuyện, sau khi kể, mỗi em trao đổi với các bạn trong lớp về nhân vật trong truyện tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện. . . .

HOẠT ĐỘNG III: Củng cố, dặên dò :

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu học sinh viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện cần ghi nhớ. - Dặn dò học sinh học chuẩn bị bài sau.

1. Văn kể chuyện:

- Kể lại một chuổi sự việc có đầu , có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.

2. Nhân vật:

- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá.

- Hành động, lời nói, suy nghĩ. . . . của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. 3. Cốt truyện:

- Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

Một phần của tài liệu GA lớp 4-tuần 13 (chuẩn) (Trang 39 - 43)