Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông (Trang 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm

Đánh giá kết quả thực nghiệm là một nội dung quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Kết quả cuối cùng có vai trò quan trọng trong việc làm sang tỏ tính chất đúng đắn của giả thuyết mà luận án đề xuất, nó cho phép khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài mà luận án đưa ra. Kết quả thu được có chính xác hay không phụ thuộc vào cả quá trình thực nghiệm, kiểm tra nhưng việc đánh giá cũng phải tiến hành nghiêm túc khách quan, đúng cách thức. Chính vì vậy, chúng tôi đã xây dựng một số chỉ tiêu để đánh giá như sau.

3.2.5.1. Tiêu chí đánh giá

Những thông tin thu nhận được từ việc quan sát các giờ học trên lớp của giáo viên và học sinh: mức độ hiểu bài, khả năng nắm vững kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết yêu cầu cụ thể: năng lực vận dụng thao tác lập luận đã được phát huy, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tình cảm của học sinh đối với bài học, những thông tin phản hồi của giáo viên sau khi tham gia giảng dạy thực nghiệm, cũng như ý kiến dự giờ của các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Kết quả của các phiếu bài tập theo thứ tự được phát cho học sinh

- Kết quả giảng dạy vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận đã được thống kê đầy đủ

3.2.5.2. Kết quả thu được

- Giáo viên thực nghiệm: giờ văn đã được cấu trúc hoàn toàn khác so với giờ học trước đây. Nguồn kiến thức không phải do giáo viên giảng, giáo viên cung cấp mà do học sinh làm việc trên sách giáo khoa và dựa trên cơ sở của lý thuyết lập luận đã được học ở các lớp dưới.

112

Hầu hết giáo viên đều tổ chức giờ dạy có hiệu quả, chủ động tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, biết cách lập luận và tạo được không khí học tập dân chủ sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh.

Giáo viên kích thích được khả năng phát huy hiệu quả trong việc rèn kỹ năng lập luận cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học sang tạo cải thiện không khí học tập cho học sinh cũng được giáo viên quan tâm. Nhiều thầy cô có kinh nghiệm đã cho những ý kiến đóng góp bổ ích.

Học sinh thực nghiệm: không khí giờ học có nhiều thay đổi. Học sinh tự do phát biểu, góp ý xây dựng bài, trao đổi bổ sung ý kiến cho bạn. Học sinh tỏ ra hứng thú với bài học, tích cực hoạt động với các nội dung học tập từ đó học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Các em tham gia thảo luận, thi đua nhóm nhiệt tình sôi nổi, hào hứng. Học sinh cũng có thái độ nhiệt tình, nghiêm túc. Điều này cho thấy cách vận dụng lý thuyết lập luận vào dạy các văn bản nghị luận đã có sự thành công và phù hợp với kiểu văn bản nghị luận ở chương trình phổ thông. Đồng thời học sinh cũng sẽ nắm vững được cách thức lập luận về một vấn đề nào đó chặt chẽ hơn và sâu sắc hơn.

Kết quả phiếu đánh giá thực nghiệm như sau: Đối với các khối lớp 10

Bảng kết quả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Điểm dưới TB (%) Điểm TB (%) Điểm khá giỏi (%) Lớp thực nghiệm 15 60 25 Lớp đối chứng 30 55 15

Đối với các khối lớp 12 Bảng kết quả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Điểm dưới TB (%) Điểm TB (%) Điểm khá giỏi (%) Lớp thực nghiệm 10 55 35 Lớp đối chứng 35 60 05

+ Ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên đáng kể cùng với đó là tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình (TB) giảm đi so với lớp đối

113

chứng nên chất lượng học các văn bản nghị luận được nâng lên, khả năng vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận cũng tốt hơn, kĩ năng lập luận của học sinh cũng trau chuốt hài hòa, sắc sảo, tinh tế hơn.

+ Theo dõi phần dạy và ghi chép tổng kết của giáo viên qua chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy: Nội dung học sinh ghi chép rõ ràng, cụ thể, súc tích và hiểu bài nhanh hơn. Đặc biệt là những nội dung cốt lõi của văn bản; Năng lực lập luận của học sinh được trưởng thành hơn, có những bước tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra năng lực tư duy của học sinh cũng nhạy bén, sắc sảo và tinh tế hơn. Học sinh dám mạnh dạn bày tỏ ý tưởng, lý lẽ của mình trước một vấn đề mà các văn bản nghị luận đưa ra.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông (Trang 115)