0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 111 -111 )

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Để quá trình thực nghiệm đạt được những yêu cầu và mục đích đề ra chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên các địa bàn và đối tượng sau đây. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

ĐTTN Trường THPT Thị xã Trường THPT Trà Lĩnh Lớp Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng

10A3 12A4 10A2 12A1 10C4 12C3 10C1 12C2

Sĩ số 40 45 40 45 40 45 40 45

Tổng số

170 170

Đối tượng thực nghiệm của chúng tôi là học sinh 10 và 12 trường Trung học phổ thông. Sở dĩ như vậy là vì học sinh 10, 12 đều học về văn bản nghị luận cụ thể là lớp 10 có văn bản “Bình Ngô đại cáo (Ngữ văn 10 kỳ I

chương trình cơ bản) và lớp 12 có văn bản “ Tuyên ngôn độc lập” ( Ngữ văn

12 kỳ I chương trình cơ bản), những nội dung của văn bản đều mang tính chất

nghị luận do đó khi tìm hiểu cần vận dụng lý thuyết lập luận để làm rõ nội dung từng văn bản.

Chính vì đối tượng như vậy, những nội dung thực nghiệm của chúng tôi được thực hiện trong những giờ trực tiếp học về các văn bản nghị luận. Khi tiễn hành thực nghiệm về việc vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học các

108

văn bản nghị luận trên chúng tôi cũng phân loại để sao cho vừa có học sinh vùng thành thị và học sinh vùng nông thôn. Trên mỗi loại đối tượng vùng, chúng tôi cũng chú ý lựa chọn để có được đa dạng các loại trình độ học sinh từ khá giỏi đến trung bình và yếu kém. Chúng tôi cũng đưa vào thực nghiệm cả những đối tượng học sinh lớp chuyên, lớp chọn trong đó có chuyên văn và không chuyên văn. Mục đích việc làm trên cũng là để đạt được sự đánh giá khách quan về bài dạy và khả năng tiếp thu của học sinh về việc vận dụng lý thuyết lập luận vào dạy văn bản nghị luận.

Ngoài việc chọn đối tượng thực nghiệm, chúng tôi còn quan tâm cả việc chọn giáo viên thực nghiệm, mặc dù không đặt ra yêu cầu quá cao hoặc các tiêu chuẩn phức tạp. Chúng tôi chọn những giáo viên có trình độ trung bình trở lên có trách nhiệm trong hoạt động công tác, tôn trọng giờ thực nghiệm và nhất là hiểu rõ được công việc tiến hành. Ngoài những giáo viên cộng tác thực nghiệm những giáo viên dạy các lớp 10 và 12 khác chúng tôi cũng tranh thủ gửi phiếu thăm dò ý kiến để thu nhập thêm những thông tin cần thiết về dạy và học văn bản nghị luận vận dụng lý thuyết lập luận…

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 111 -111 )

×