Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông với việc dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông (Trang 47)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông với việc dạy

dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận

1.2.2.1. Về mặt nhận thức

Để duy trì đời sống, con người phải nhận thức được bản chất của các vật, hiện tượng, phát hiện được các quy luật về thế giới. Muốn vậy, phải loại bỏ trực giác, cảm tính để vươn tới sự nhận thức khái quát bằng các hình thức chủ yếu của tư duy trừu tượng: khái niệm, phán đoán và suy luận. Nhưng muốn có nhận thức khái quát, trước hết phải xây dựng những khái niệm về hiện thực khách quan. Khái niệm chính là hình thức đầu tiên của tư duy trừu tượng; nó phản ánh dấu hiệu, thuộc tính chung bản chất của các sự vật và hiện tượng.

Con người không những phải nhận thức được bản chất sự vật mà còn phải phản ánh được mối lien hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng như quá trình của hiện thực. Muốn vậy, chúng ta phải kết hợp các khái niệm lại để tạo nên những phán đoán để nêu lên được sự khẳng định hay phủ định về sự vật, các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ của chúng. Lôgic học đã vạch ra công thức tổng quát của phán đoán là: “S là/ không phải là P” ở đây, S chính là chủ ngữ (Subiestum) (hoặc có thể gọi là chủ từ)…, P chính là vị ngữ (Pracdicatium) (hoặc có thể gọi là vị từ)…Đó chính là những thuật ngữ của

44

phán đoán. Ngoài ra còn có yếu tố lượng từ, từ nối để biểu diễn phán đoán. Như vậy, bản chất cũng như các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng chỉ có thể được phán ánh vào tư duy dưới hình thức phán đoán. Chẳng hạn, bằng phán đoán ta có thể nêu lên một tư tưởng: “Mọi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đều là chính nghĩa” .

Tuy nhiên, sự chiếm lĩnh thế giới là một quá trình mà ở đó con người phải luôn tìm tòi, phát kiến cho được các quy luật, chân lí. Sự phát kiến, tìm tòi luôn gắn với việc hướng tới các tri thức mới nhờ những “cái đã biết”, những yếu tồ làm “tiền đề” cho những khái quát hóa, những kết luận v.v… Muốn vậy, con người phải biết sử dụng các phán đoán để rút ra phán đoán mới. Đây chính là lúc ta đang vươn tới hình thức cao hơn cảu tư duy trừu tượng: suy luận. Theo logic học, suy luận là hình thức của tư duy, nhờ đó có thể rút ra phán đoán mới từ một hay một số phán đoán theo các quy tắc logic xác định. Chẳng hạn sau đây là một suy luận: (1) Tất cả các kim loại đều dẫn điện, (2) Thủy ngân là một kim loại, (3) Thủy ngân là vật dẫn điện.

Lôgic học đã vạch ra các yếu tố của suy luận: “ Bất kỳ suy luận nào cũng bao gồm tiền đề, kết luận và lập luận”. Trong một suy luận bao giờ cũng phải có một hoặc một số phán đoán xuất phát gọi là “tiền đề” để từ đó rút ra phán đoán mới gọi là “kết luận’, và kết luận ở đây chính là “tri thức mới” đạt được. Nhưng muốn rút ra kết luận, ta phải dựa vào các quan hệ suy diễn logic giữa tiền đề và kết luận, tức dựa vào các mối liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Phán đoán cuối cùng chính là kết luận tất yếu được rút ra theo những quy tắc lôgic xác định từ những phán đoán tiền đề và “chính cách thức lôgic rút ra kết luận từ những tiền đề gọi là lập luận”. Như vậy, có thể thấy lập luận là một yếu tố không thể thiếu của bất kỳ suy luận nào. Nhưng như ta đã biết: suy luận vừa là hình thức tư duy nhằm kết hợp các khái niệm, các phán đoán tiền đề lại vừa là một thao tác lôgic của tư duy nhằm rút ra kết luận theo một cách thức lập luận nhất định. Do đó có thể rút ra kết luận: lập luận theo cách

45

nhìn của lôgic học, vừa là một cách thức, một thao tác tìm ra kết luận (chân lý, tri thức mới) vừa là quá trình dẫn người đọc đi đến với chính kết luận ấy. Nhận thức nói trên đã cung cấp cho ta những cơ sở lý luận tin cậy để luyện cho học sinh biết cách phát biểu tư tưởng, tình cảm khi đọc văn bản nghị luận, tức là biết cách lập luận. Rõ ràng, người viết những văn bản có tính thuyết lí như văn nghị luận luôn luôn phải đối diện với việc xác lập khái niệm, tạo lập các phán đoán và liên kết chúng lại theo những cách thức logic nhất định để phát biểu cho được các ý kiến của mình- tức là nhận thức, tư tưởng, tình cảm của bản thân về đời sống. Nắm vững các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố của suy luận, cách thức lập luận tức là nắm được cách tổ chức tư tưởng và nhờ đó nhận thức sẽ được hiện ra một cách sang rõ, chính xác hơn. Ngoài việc vạch ra các hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng nói trên, Lôgic học còn vạch ra các quy luật cơ bản của tư duy, các điều kiện tuân thủ khi lập luận. Những tri thức lý luận đó đều rất quan trọng, thế nhưng khi tiến hành lập luận thì một điều kiện tiên quyết là phải nắm vững các yếu tố, những mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của suy luận. Hiểu được nó, người tạo ra những văn bản nghị luận mới đạt được mục đích mà mình muốn hướng tới người đọc.

Những tri thức về phán đoán, về suy luận logic nói trên, rõ ràng rất quan trọng để ta suy nghĩ về các nội dung, biện pháp và tập luyện cho các học sinh biết cách lập luận chặt chẽ từ đó hiểu được mục đích mà người viết muốn nói tới.

1.2.2.2 Về mặt tư duy

Theo đánh giá của nhiều giáo viên có kinh nghiệm khi giảng dạy phần kiến thức này, khó khăn lớn nhất từ phía học sinh là tư duy lập luận logic của các em chưa định hình. Điều này cũng có lý do vì chương trình lớp dưới chủ yếu là các văn bản miêu tả, trần thuật, kể chuyện… nên thói quen của các em vẫn chỉ là tư duy hình ảnh theo phản ánh một chiều đối với hiện thực khách

46

quan. Trong lúc đó văn bản nghị luận đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính khoa học, tính logic, tính biện chứng. Từ “rào cản” đó mà sự tiếp nhận kiến thức mới đối với các em rất hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến sự lắng đọng kiến thức mà giáo viên muốn truyền thụ đến các em. Một lý do chủ quan khác là tình trạng học sinh còn ngại đọc sách, đọc tài liệu và không say mê với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực trừu tượng, khó hiểu và khô khan này. Nếu không có sự hướng dẫn tận tình, sự thúc ép của giáo viên thì học sinh cũng rất khó tự giác học và làm bài.

Về phía người thầy, để phục vụ cho những bài giảng này vẫn còn thiếu đồ dùng, giáo cụ để góp phần nâng cao hiệu quả tiết học. Thầy cô nào yêu nghề, say mê với môn học thì mới tự mò mẫm và thiết kế riêng những đồ dùng để tự phục vụ cho chính bản thân mình. Còn không “có sao xài vậy” vì thế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Theo đánh giá của các chuyên viên và giáo viên bộ môn, nhiều kiến thức trong phần này chưa phù hợp với các em THCS và chưa sát với thực tế cuộc sống. Ví dụ như văn lớp 9 có văn bản Tiếng nói văn nghệ, lớp 7 có Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Ý nghĩa

văn chương… Vì thế có người nói một cách ví von rằng: kiến thức ở trên trời

học sinh thì ngồi ở dưới đất nên người dạy lúng túng không biết đứng ở đâu dẫn đến việc truyền đạt không hiệu quả là tất yếu.

Thời gian gần đây giáo viên cũng đã có nhiều thuận lợi như có đủ sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế bài giảng… là những tài liệu quý hỗ trợ cho giáo viên mở rộng kiến thức, chọn lọc những gì tinh túy nhất để đưa vào bài giảng của mình. Hiện nay giáo án giảng dạy không chỉ là tài sản riêng của mỗi cá nhân như trước đây mà nay đã trở thành sản phẩm chung của nhóm, tổ chuyên môn luôn có sự góp ý bổ sung của tập thể nên chất lượng “tinh” hơn. Chính bởi vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp và yêu cầu đưa ra như sau:

Về kiến thức, trong bài giảng của mình khi giới thiệu văn nghị luận, giáo viên phải nêu được những yêu cầu về đặc điểm của kiểu bài nghị luận

47

nói chung là bàn bạc, đánh giá một vấn đề nào đó bằng phương pháp giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận… qua các hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và hình ảnh sinh động gắn liền với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề đó. Trong thuật ngữ này, ngoài các khái niệm đơn giản, dễ hiểu như bàn bạc, phân tích, giải thích, chứng minh… giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ hơn thế nào là đánh giá, thế nào là bình luận và đặc biệt cho các em hình thành khái niệm: hệ thống luận điểm (lý lẽ), luận cứ (lý do), luận chứng (chứng cứ).

Văn nghị luận có vai trò quan trọng đối với cấp THCS vì nó giúp học sinh hình thành những quan điểm đúng đắn về chính trị, xã hội; hình thành năng lực tư duy và thành công trong giao tiếp. Cao hơn một bước, nghị luận giúp học sinh có năng lực phân tích, tổng hợp khám phá vấn đề có sức thuyết phục trên cơ sở lí lẽ chặt chẽ, căn cứ xác thực. Việc lập luận luôn tạo hứng thú đối với học sinh cấp THCS vì các em bắt đầu hình thành tư duy logic, lí sự.

Từ thực tế trên, để thực hiện tốt yêu cầu về dạy kiểu bài văn nghị luận, đòi hỏi giáo viên phải công phu trong việc chuẩn bị, kiến thức cô đọng, then chốt để truyền đạt logic, chặt chẽ. Ngay từ đầu người thầy phải dắt dẫn các em nhận diện được vấn đề nghị luận cũng như hệ thống lập luận bằng các luận điểm, luận cứ, luận chứng. Giáo viên bộ môn phải tích lũy vốn tri thức không chỉ về văn nghị luận mà những kiến thức ngoài sách vở như các vấn đề thời sự, vấn đề xã hội liên quan. Ngoài ra, giáo viên phải chú ý tới tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ vì chúng ta đang dạy dưới dạng một văn bản văn học hoàn chỉnh…

48

CHƢƠNG 2

VẬN DỤNG LẬP LUẬN VÀ CÁCH KHAI THÁC LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Lập luận và cách khai thác văn bản “Bình Ngô đại cáo”

2.1.1. Cách lập luận

Đã nhiều thập kỷ nay, “Bình Ngô đại cáo” được đưa vào chương trình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn) ở cấp cuối trường phổ thông. Thường thì người ta cứ mặc nhiên dạy- học nó như một văn bản văn chương mà không mấy người đặt ra vấn đề phải chăng nội dung dạy- học đó phù hợp với tính chất môn học hay đã lấn sân sang môn học khác, môn Lịch sử chẳng hạn, và cùng với điều đó lại có thể bỏ sót một số giá trị văn chương nào đó bởi trước tác này mang tính chất nguyên hợp, không chỉ là “văn sử bất phân” mà ngay ở phần văn cũng là tổng hoà của nhiều loại văn: văn nghị luận, văn tự sự, văn trữ tình… Và mặc dầu bản hùng văn này đã được nhiều người nghiên cứu dưới các góc độ, đạt được nhiều thành tựu, song vẫn có những vấn đề cần phải nhận thức lại. “Bình Ngô đại cáo” trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427 (cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428) được lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo” và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428 bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải cút khỏi nước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. Chỉ với tư cách văn bản quan phương “Bình Ngô đại cáo” mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư(1) chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắc của một bề tôi. Tuy nhiên, các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại-như viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học Nga cổ- “là để phục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặt chẽ”(2), nên từ khi ra đời, “Bình Ngô đại cáo” không phải chỉ được tiếp

49

nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt tác văn chương.

Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn được người xưa coi trọng nhất. Luận ngữ ghi lời của đức Khổng Tử khen nước Trịnh cẩn trọng khi soạn thảo loại văn bản này: Tử viết: “Vi mệnh, Tỳ Thầm thảo sáng chi. Đông Lý Tử Sản nhuận sắc chi Thế Thúc thảo luận chi. Hành nhân Tử Vũ tu sức chi” (Đức Khổng Tử nói rằng: “Khi nước Trịnh làm tờ từ mệnh gửi cho nước khác, ông Tỳ Thầm khởi thảo, ông Thế Thúc khảo cứu bàn bạc, quan hành nhân là ông Tử Vũ sửa chữa thêm bớt, ông Tử Sản ở đất Đông Lý trau chuốt lại”). Tỳ Thầm, Thế Thúc, Tử Vũ, Tử Sản là những người tài nổi tiếng đương thời, cả bốn người hợp sức lại để viết cho thấy thái độ của người đương thời về loại văn liên hệ trực tiếp với chính sự này. “Chính giả, chính dã” (Chính trị là chính nghĩa - Luận ngữ). Một phương tiện để làm rõ chính nghĩa của các đế vương và các triều đại chính là văn chiếu lệnh. Văn chương thẩm mỹ để ngâm ngợi, chỉ cho thấy tài năng của cá nhân trong khi văn chiếu lệnh phục vụ đắc lực cho chính sự, gắn bó với sự hưng vong của vương triều và quốc thể. Văn chương thời trung đại khác văn chương hiện nay ở nhiều phương diện, trong đó bộ phận khác biệt lớn nhất là những thể loại chức năng, bởi như Đ.X. Likhatsôp đã chỉ rõ những thể loại này nhằm đáp ứng đồng thời nhiều nhu cầu xã hội, khác với hiện nay đã có sự khu biệt về thuộc tính và chức năng của các hình thái ý thức. Tìm hiểu những văn bản loại này cần kết hợp linh động giữa tư duy lịch đại và tư duy đồng đại. Hiển nhiên người ngày nay tiếp nhận chúng không giống người thời trung đại, nếu không có quan điểm lịch sử cụ thể sẽ bỏ qua hoặc không đánh giá đúng những giá trị đặc thù, mà đây lại là một trong những nguyên cớ để chúng có mặt trong chương trình dạy-học ngữ văn ngày nay.

Cáo là một thể của loại văn học chức năng, loại trước tác có yêu cầu đầu tiên và cao nhất là “từ nghiêm nghĩa chính” (ngôn từ chuẩn mực, ý nghĩa

50

chính đáng). Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm đỉnh cao nên nó mang thuộc tính phổ quát của các hiện tượng điển hình, là nghiên cứu nó sẽ không chỉ biết về một cá thể mà còn nhận thức được một phạm vi rộng hơn thuộc cấp độ loại - ở đây là loại văn học chức năng. Trước tác này ra đời cách đây đã năm thế kỷ, khi ấy các thể loại văn học chức năng còn mang đậm tính chất nguyên hợp, bởi vậy bản đại cáo còn tích hợp nhiều giá trị khác, mà ở đây chúng ta quan tâm tìm hiểu là giá trị văn chương. Với đặc điểm của tư duy người đương thời, giá trị văn chương không ngăn trở, chế ước giá trị hành chính của văn bản, trái lại, như thực tế cho thấy, đã tạo thêm sức sống cho văn bản quan phương này.

Giá trị của “Bình Ngô đại cáo” trước hết là ở phương diện một trước tác chính luận, loại văn bản được đánh giá cao khi có hệ thống lập luận chặt chẽ, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc. Với Bình Ngô đại cáo, không phải nhà chuyên môn cũng dễ nhận ra được lôgic lớn của toàn bài và sự thứ lớp trong lập luận của từng phần. Tiêu

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)