0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Kết quả rút ra qua thực nghiệm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 117 -117 )

6. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Kết quả rút ra qua thực nghiệm

Việc vận dụng lý thuyết lập luận vào văn bản nghị luận ở trung học phổ thông là một cách thức phù hợp và cần thiết trong việc làm nổi bật rõ những nội dung kiến thức quan trọng mà trong một văn bản nghị luận muốn đưa ra để bàn luận. Vận dụng lý thuyết lập luận vào dạy văn bản nghị luận còn nhằm mục đích muốn giúp cho học sinh rèn luyện các thao tác lập luận, biết cách trình bày rõ ràng về một vấn đề nghị luận được đưa ra. Vận dụng lý thuyết này không nhằm mục đích là làm sáng rõ những suy nghĩ, những tư tưởng về một vấn đề nào đó của người viết. Do đó mà khi nghiên cứu về đề tài này chúng tôi cũng đã xem xét và đánh giá tính khả thi của đề tài và nhận thấy đề tài này có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học về các văn bản nghị luận. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta thành thạo hơn khả năng nhìn nhận sâu sắc về một vấn đề xã hội.

114

KẾT LUẬN

Môn Ngữ văn trong trường trung học phổ thông luôn hướng tới mục tiêu chung: giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện không chỉ trang bị, bồi dưỡng, củng cố cho các em những kiến thức cơ bản mà còn trang bị cho học sinh các kỹ năng học tập, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Không chỉ trau dồi tư tưởng tình cảm cho học sinh mà còn giáo dục, bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức cũng như xây dựng cho học sinh lối sống lành mạnh góp phần vào quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tăng cường phát triển toàn diện cho học sinh cả về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ, phát huy tính tích cực chủ động sang tạo của học sinh, xây dựng cho học sinh được bản lĩnh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Thực hiện đề tài này, mặc dù vẫn chỉ là những suy nghĩ tìm tòi, bước đầu sơ bộ song mục tiêu của luận văn mà chúng tôi hướng đến cũng không nằm ngoài những mục tiêu trên.

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một phần về phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trung học phổ thông. Cụ thể đó là nghiên cứu về cách vận dụng lý thuyết lập luận vào dạy học văn bản nghị luận ở trung học phổ thông. Cũng giống như một giờ học Ngữ văn chung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình mới, phương pháp dạy và học mới. Giờ học mà chúng tôi hướng đến là một giờ học tích cực trong đó người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều khiển, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học “ được cuốn hút vào hoạt động học tập do giáo viên tổ chức”. Trong giờ học ấy, học sinh chủ động khám phá, quan sát, nghiên cứu, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ cá nhân, từ đó tự rút ra được kiến thức, nắm được kỹ năng cũng như phương pháp tìm ra kiến thức kĩ năng đó. Học sinh được tự mình bộc lộ và phát huy tiềm năng sang tạo cá nhân. Giáo viên không còn giảng dạy theo lối truyền thụ lý thuyết mang tính áp đặt mà phải đa dạng hóa các hoạt động cho học sinh trong giờ

115

dạy học, dẫn dắt học sinh qua các hệ thống bài tập những thao tác hoạt động, những việc làm để hình thành kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng. Đó là giờ học hướng đến hiện thực hóa lý thuyết qua thực hành.

Lập luận đây là một yếu tố then chốt trong một văn bản nghị luận. Thế nhưng lý thuyết lập luận hiện diện trong nhà trường phổ thông với tính cách là một trí thức lý luận mà học sinh bậc trung học phổ thông được học tương đối cơ bản qua các văn bản nghị luận đặc biệt là trong phân môn Làm văn thì quả thực chỉ mới chục năm gần đây. Vì vậy, việc dạy học lập luận cần phải được chú ý hơn để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, lúng túng mà chúng ta gặp phải trong thực tiễn dạy học các văn bản nghị luận hiện nay. Nội dung trong luận án chính là nỗ lực của cá nhân chúng tôi góp phần vào giải đáp vấn đề đó.

Theo nhận thức của chúng tôi thì một lý thuyết bất kỳ, dù mới mẻ hấp dẫn đến đâu cũng chỉ thực sự có hiệu lực, có giá trị thực tiễn khi nó được chuyển hóa thành dạng những chỉ dẫn cơ bản, cần thiết cho hoạt động thực hành và nhất thiết phải được vận dụng vào chính quá trình thực hành. Với suy nghĩ đó, chúng tôi cố gắng xem xét, tìm hiểu lý thuyết lập luận trên góc độ khoa học: Lôgíc học, Ngôn ngữ học, Đọc hiểu văn bản…. để có thể khai thác những khả năng ứng dụng của nó vào hoạt động lập luận. Từ đó tạo nên những phương diện nội dung để vận dụng lý thuyết lập luận vào văn bản nghị luận một cách có hiệu quả. Lý thuyết lập luận dù là được trình bày dưới góc độ nào cũng đều chỉ ra nội dung của hoạt động lập luận, các yếu tố của cấu trúc lập luận, các cách thức lập luận chủ yếu. Lý thuyết lập luận đã được thể hiện rất rõ trong các văn bản nghị luận, tuy nhiên nó được thể hiện rõ nhất vẫn là trong Làm văn. Chúng tôi cũng kết hợp xem các nội dung lý thuyết liên quan và cả nghiên cứu thực trạng dạy học các văn bản nghị luận nói chung, dạy học Lập luận nói riêng ở bậc Trung học phổ thông. Từ đó chúng tôi xây dựng hệ thống lý thuyết lập luận trong các văn bản nghị luận cho học sinh. Hệ thống của chúng tôi chú trọng các yếu tố sau:

116

(1) Nội dung luyện lập luận. Muốn lập luận được một vấn đề nào đó học sinh phải nhận thức được các yếu tố của cấu trúc lập luận; phải tổ chức sắp xếp các yếu tố đó theo một quan hệ lập luận và phải xây dựng được lập luận theo những cách thức logic khác nhau; hoặc phát hiện sửa chữa những sai lầm khi lập luận. Đó chính là các phương diện nội dung lập luận cần được rèn luyện

(2) Thao tác tiến hành vận dụng lập luận. Muốn thực hiện được lập luận hay một yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của hoạt động, học sinh cần hiểu biết, nắm vững và làm chủ các thao tác lập luận cơ bản. Chính vì vây, muốn học sinh có các kỹ năng lập luận thì phải tạo ra nội dung, hình thức và yêu cầu để họ trải qua quá trình tập luyện các thao tác nói trên, gắn với từng nội dung khác nhau trong bài văn nghị luận mà học sinh tìm và sắp xếp các luận cứ hay chữa lỗi lập luận mà tuần tự các thao tác không nhất thiết giống nhau. Tuy vậy, điều cơ bản nhất mà chúng tôi rút ra là: vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu được nội dung bài học cũng như mục đích mà các tác giả muốn truyền tải qua các văn bản đó.

Quá trình thực nghiệm của chúng tôi chưa nhiều, địa bàn chưa rộng. Mặc dù vậy, khi tiến hành chúng tôi cũng cố gắng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thực nghiệm sư phạm như xây dựng nội dung, xác định thời gian, lựa chọn địa bàn thực nghiệm. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhất là qua theo dõi thực nghiệm chúng tôi thấy được những ưu thế mà đề tài nghiên cứu. Cụ thể:

(1) Nắm vững hơn các kiến thức lý thuyết then chốt của lập luận, hiểu rõ các yếu tố “luận cứ”, “kết luận”, “cách lập luận”; hiểu cụ thể hơn nội dung, ý nghĩa các khái niệm như “quan hệ lập luận”, “quan hệ logic”, “định hướng lập luận”.v..v.

(2) Có ý thức hơn trong việc phát hiện mối quan hệ logic – ngữ nghĩa giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong văn bản nghị luận;

117

cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò không giống nhau của mỗi câu trong những vị trí nhất định cũng như hiệu quả biểu đạt tác động của mỗi cách sắp xếp cụ thể trong văn bản nghị luận.

(3) Năng động và chặt chẽ mạch lạc hơn trong cách thể hiện nhận thức bằng đoạn văn cụ thể để biểu đạt tư tưởng của mình hay phân tích tư tưởng của người khác.

Từ việc vận dụng lý thuyết lập luận vào văn bản nghị luận ở trung học phổ thông, chúng tôi muốn giúp cho học sinh có thể hình thành cũng như trau dồi bồi dưỡng kỹ năng lập luận cho học sinh phát triển tư duy năng lực cho mỗi cá nhân học sinh, đưa học sinh gần với các văn bản nghị luận qua đó cũng là giúp cho học sinh bồi đắp thêm vốn kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm sống và tư tưởng mới cho bản thân. Cùng với tri thức tích lũy được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang vững chắc cho các em bước vào đời.

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (1991), “Trần thuật một hình thức phát triển lời nói của học sinh”,

Nghiên cứu giáo dục (3) tr 24.

2. Alecxeep, M. Onhisuev, V. Crugliac, M. Zabotin, V. Veexcu (1976), Phát

triển tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Thái Ất (1964), Kỹ thuật hành văn, Viện đại học Vạn Hạnh.

4. Diệp Quang Ban (1989), “Tính chất hai mặt của liên kết lôgic”, Thông báo khoa học, ĐHSP Hà Nội I, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (1990), “Về đối tượng và mục đích dạy học Tiếng Việt ở

phổ thông”, Nghiên cứu giáo dục (1), tr 12-13.

6. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ

pháp văn bản và việc dạy Làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Huy Cẩn (1981), “Bước đầu tìm hiểu cách tổ chức sắp xếp và

chức năng của đoạn văn trong một số bài báo của Hồ Chủ tịch”, Học tập

phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tr 395.

9. Đỗ Hữu Châu (1982), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt

động”, Ngôn ngữ (3), tr 18-33.

10. Đỗ Hữu Châu (1983), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt

động”, Ngôn ngữ (1), tr 12.

11. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12.Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Cù Đình Tú (1994), Tài liệu giáo khoa

thí điểm Tiếng Việt 11, ban KHXH, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Thành Chương, Nguyễn Gia Phong (1998),

119

14. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học

giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Dân (1976), “Lôgic và sắc thái liên từ Tiếng Việt”,Ngôn ngữ (4), tr 15-25.

16. Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Ngôn ngữ (1), tr 27. 17. Nguyễn Đức Dân (1985), “Một số phương thức thể hiện ý tuyệt đối”,

Ngôn ngữ (3).

18. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic – Ngữ nghĩa – Cú pháp, NXB ĐH và THCN, Hà Nội.

19.Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20.Trương Dĩnh (1974), Đề cương bài giảng Phương pháp dạy Tiếng Việt ở

trường phổ thông, trường ĐHSP Huế.

21.Triệu Truyền Đống (2000), Phương pháp biện luận, Nguyễn Quốc Siêu biên dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển I, NXB KHXH, Hà Nội.

23.Nguyễn Ngọc Quang (1988), Lí luận dạy học đại cương, tập 1, 2, Trường cán bộ quản lý, Hà Nội.

24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật

ngữ Văn học – NXB Đại học Quốc gia, H, 1999

25. Đỗ Kim Hồi, Báo cáo khoa học tại hội thảo đổi mới phương pháp dạy

học văn ở THPT tháng 4/1990 tại trường ĐHSP Hà Nội I.

26. Đỗ Kim Hồi, Nghĩ từ công tác dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Thanh Hùng (1995), Một số vấn đề văn nghị luận ở cấp II, (Tài liệu BDTX chu kỳ 1992-1996), NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Đỗ Việt Hùng (1999), Một số vấn đề về thống kê mô tả, NXB Giáo dục, Hà Nội

29. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Hiểu văn, dạy văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

120

30. Nguyễn Xuân Lạc (2009), Chuẩn bị kiến thức làm bài thi môn văn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

31.Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2008), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

32.Phan Trọng Luận (2009), (chủ biên) Thiết kế bài học Ngữ văn, NXB Giáo dục 33. Nguyễn Quang Ninh (1993), “Phương pháp đánh giá nội dung bài văn học sinh”, Nghiên cứu giáo dục.

34. Nguyễn Quang Ninh (2000), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết theo

hướng giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Viết Chữ, Nguyễn Thúy Hồng, Dương Tuấn Anh (2005), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT

về đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn, Viện nghiên cứu Sư phạm,

NXB ĐHSP Hà Nội.

36. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

37.Trần Hữu Phong (2001), “Sức thuyết phục của Tuyên ngôn độc lập xét từ

góc độ lập luận”, Nghiên cứu Giáo dục(2), tr12-13

38.Trần Hữu Phong (1999), “Về phương hướng đưa lý thuyết lập luận trong

văn nghị luận vào môn Làm văn ở trường trung học phổ thông”, Nghiên cứu

giáo dục (12).

39. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội, Một số vấn đề về phương pháp dạy

học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

40. Bảo Quyến (2007), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Quốc Siêu, Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

42. Tarasop (1987), “Về việc xây dựng lý thuyết giao tiếp lời nói”, Một số

vấn đề cơ bản của tâm lí ngôn ngữ học, Viện TTKHXH, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Tản: Thuế máu một áng văn chính luận độc đáo – Văn học và Tuổi trẻ, số 3 – 2005.

121

44. Trần Ngọc Thêm (1984), “Bàn về đoạn văn như một đơn vị ngôn ngữ - luận chứng, cấu trúc và sự phân loại”, Ngôn ngữ (3).

45. Trần Ngọc Thêm (1981), “Một cách hiểu về tính liên kết của văn bản”,

Ngôn ngữ (2).

46. Đỗ Ngọc Thống (1994), “Về vấn đề phân loại văn nghị luận trong nhà trường PTTH”, Thông báo khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội.

47. Đỗ Ngọc Thống: Vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận – Văn học và Tuổi trẻ - số 1 – 2005.

48. Đỗ Ngọc Thống: Vẻ đẹp của văn Nghị luận – Văn học và Tuổi trẻ số 4-2005. 49. Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thanh Huyền (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.

50. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đổi mới phương pháp dạy học Văn –

Tiếng Việt ở trường phổ thông, SGV, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

51. Nguyễn Nguyên Trứ - Học tập cách viết của Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục 1999, tr159.

52. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10(tập1), 12 (tập1) (chương trình chuẩn) 53. Sách giáo viên Ngữ Văn 10(tập1), 12(tập1) (chương trình chuẩn)

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 117 -117 )

×