Triển khai thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông (Trang 113)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Triển khai thực nghiệm

Chúng tôi triển khai thực nghiệm các nội dung sau:

(1) Chọn lớp thực nghiệm: chúng tôi chọn 4 lớp ở hai trường: THPT Thị xã

Cao Bằng (4 lớp gồm 2 lớp10 và 2 lớp12) và THPT Trà Lĩnh huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng (4 lớp gồm 2 lớp10 và 2 lớp12). Số học sinh tham gia mỗi lớp là Lớp 10A3 (40HS), 12A4 (45HS), 10C4 (40HS) và 12C3 (45HS) và các lớp đối chứng là 10A2 (40HS), 10C1 (40HS), 12A1 (45HS), 12C2 (45HS) . Như vậy tổng số học sinh tham gia là 335 học sinh.

(2) Soạn thảo nội dung thực nghiệm: chúng tôi cũng xác lập, xây dựng nội

dung giảng dạy, nhưng chủ yếu vẫn là thực nghiệm luôn trong các giờ dạy học văn bản nghị luận ở trên lớp học. Từ các văn bản nghị luận trên, trước tiên chúng tôi xây dựng các phương pháp dạy học các văn bản đó và đã xác định được đặc trưng của văn bản nghị luận là các lí lẽ vì thế chúng tôi đã tiến hành vận dụng lý thuyết lập luận trong các văn bản nghị luận đó. Từ lý thuyết lập luận chúng tôi cho rằng cần phải tập trung vào các phương diện nội dung chủ yếu của hoạt động lập luận là: (1) nội dung nhận biết các yếu tố lập luận; (2) nội dung lựa chọn và sắp xếp các yếu tố lập luận; (3) nội dung xây dựng lập luận để hình thành mục đích của văn bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi khảo sát và thăm dò khả năng tiếp thu văn bản nghị luận qua việc ứng dụng lập luận của học sinh qua sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.

(3) Hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên dạy thực nghiệm: Sau khi soan thảo nội

dung thực nghiệm như trên, chúng tôi tiến hành trao đổi để thống nhất với các giáo viên cùng tiến hành dạy tinh thần cơ bản của việc dạy thực nghiệm: thông hiểu nội dung, tiến trình giảng dạy, cách hướng dẫn điều khiển học sinh, yêu cầu của việc đánh giá khách quan v.v…

110

Cùng với các bản soạn thảo hướng dẫn nội dung giảng dạy, chúng tôi cũng gửi cho giáo viên cùng thực nghiệm dạy hệ thống kiểm tra để thu thập kết quả, bản ghi chép cần thiết. Mỗi địa diểm có dạy thực nghiệm thường có một số người dự giờ, kết hợp ghi chép (theo hướng dẫn của chúng tôi). Ngoài ra để đánh kết quả tiếp thu và nắm bắt bài học của học sinh chúng tôi cũng yêu cầu học sinh làm một đề kiểm tra để đánh giá kết quả.

(4) Giáo viên thực hiện các giờ dạy thực nghiệm và đối chứng: để đảm bảo

tính khách quan của thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành cho dạy thực nghiệm ở các lớp như đã chọn ở trên, sau đó chúng tối tiến hành so sánh với các lớp 10, 12 khác để thấy được cách dạy văn bản nghị luận giữa một lớp là vận dụng lý thuyết lập luận với một lớp là dạy bằng một phương pháp thông thường nào đó. Khi đã cho tiến hành thực nghiệm xong chúng tôi sẽ cho so sánh các kết quả dạy đó và đưa ra kết luận. Chúng tôi cũng tiến hành theo dõi để có được những nhận xét đánh giá hoặc những điều chỉnh cần thiết.

(5) Những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung: khi thực hiện nội dung này, chúng

tôi không tổ chức được những buổi hội thảo lớn mà chỉ tiến hành rút kinh nghiệm ngay ở trong nhóm dạy với nhau và sau đó bản thân tự rút ra những điểm chung nhất cần điều chỉnh và bổ sung.

Chúng tôi cũng nhận thấy có một số vấn đề sau: (1) để hướng dẫn dạy và học tốt các văn bản nghị luận thông qua việc vận dụng lý thuyết lập luận thì trước hết người giáo viên phải thấu hiểu những vấn đề về lý thuyết lập luận và kiểu văn bản nghị luận; (2) khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, giáo viên cần tuân theo các bước khi tiến hành khi giảng dạy một văn bản, sau đó tuân theo các bước của lập luận: tìm ra các luận cứ, lí lẽ mà người viết đưa ra nhằm làm sang rõ nội dung của văn bản. Và điều cần lưu ý ở đây là người giáo viên cần có sự khéo léo trong việc tạo ra những sự trao đổi, hợp tác giữa các nhóm học sinh để nhận thức nội dung bài học; (3) sự điều chỉnh của giáo viên trong quá trình giảng dạy phải kịp thời và liên tục để tránh tình trạng học

111

sinh bị căng thẳng và lạc hướng khi tìm hiểu nội dung bài học, đồng thời giáo viên cũng cần phải biết phân bố thời gian để cho phần củng cố lại bài học và hướng dẫn thực hành với các văn bản nghị luận tương tự.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở Trung học phổ thông (Trang 113)