Quan điểm về con người và chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu bài tiểu luận triết học mác lê nin (Trang 58)

- Hai là: Mỗi dạng tồn tại đều trải qua quá trình vận động, phát triển; quá trình đó được thực hiện trên cơ sở của ba nguyên tắc:

2.2.4.Quan điểm về con người và chính trị xã hộ

Quan điểm về con người và chính trị xã hội được Hêghen trình bày trong tác phẩm “Triết học về pháp quyền” và “Triết học lịch sử”.

Khi bàn đến vấn đề con người, ông không giống như các nhà triết học Anh và Pháp thế kỷ XVI - XVIII chia tách con người thành hai phần mà ông quan niệm con người là chỉnh thể thống nhất. Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình, chính qua quá trình hoạt động mà ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức và ý chí tự do của con người mới phát triển. Do đó, con người mới hoàn thiện. Như vậy, ở đây Hêghen không bàn đến con người cụ thể mà bàn đến con người trìu tượng, lý tính phi lịch sử.

Quan niệm con người trong triết học Hêghen thường gắn với quan điểm về nhà nước và pháp quyền. Theo ông “luận điểm khẳng định mọi người về bản tính vốn bình đẳng là không đúng ..., cần phải nói ngược lại rằng con người về bản tính vốn bất bình đẳng”. Từ đây dẫn tới quan điểm: mọi sự bất công trong xã hội là hiện tượng tất yếu xuất phát từ bản tính con người. Vì thế trong xã hội thường xuyên xảy ra những mẫu thuẫn, xung đột giữa các tầng lớp, đẳng cấp xã hội khác nhau. Chính từ đó nhà nước xuất hiện. Theo Hêghen, nhà nước ra đời nhằm dung hòa các mẫu thuẫn giữa các đẳng cấp nhằm định hướng sự phát triển của xã hội. Nhà nước không chỉ là cơ quan hành pháp mà là tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực về mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, văn hóa. Vì thế nhà nước tồn tại trên bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.

Nhà nước theo ông là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trong đời sống xã hội nó có quá trình phát triển. Nhà nước Phổ là đỉnh cao của sự phát triển đó, vì nó là đại biểu cho công lý, đạo đức; nhà nước đó sẽ tồn tại mãi. Bởi vì, “Cái gì hợp lý, thì sẽ hiện thực và cái gì hiện thực thì hợp lý”; ở đây, Hêghen đã lập luận để bảo vệ sự tồn tại của nhà nước phong kiến Phổ.

Khi bàn đến chiến tranh, Hêghen cho rằng, chiến tranh là một hiện tượng vĩnh viễn và tất yếu trong lịch sử, nhờ có chiến tranh mà thể trạng đạo đức của dân tộc được bảo tồn; chiến tranh bảo vệ các dân tộc tránh khỏi sự thối nát.

con người. Nhưng lịch sử không diễn ra theo ý muốn chủ quan của con người mà phát triển theo xu hướng tất yếu trải qua các thời đại. Sự phát triển tự do của con người là chuẩn mực, ưu việt của thời đại này so với thời đại khác. Nhưng ông hiểu tự do một cách duy tâm: tự do còn thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý chúa.

Tóm lại, vai trò lịch sử của triết học Hêghen là ở chỗ đã xây dựng được phép biện chứng, những vấn đề cốt lõi nhất của phép biện chứng hiện đại đã được ông đề cập đến một cách bao quát và sâu sắc. Vì vậy, ông được Ph. Ăng ghen đánh giá rất cao "ông không chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực ông xuất hiện ra là một người vạch thời đại".

Một phần của tài liệu bài tiểu luận triết học mác lê nin (Trang 58)