Quan niệm của Ph.Bêcơn về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học

Một phần của tài liệu bài tiểu luận triết học mác lê nin (Trang 39)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

a. Quan niệm của Ph.Bêcơn về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học

Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, Ph.Bêcơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được.

Chịu ảnh hưởng của quan niệm trước đây coi triết học là khoa học của các khoa học, Ph.Bêcơn hiểu triết học theo hai nghĩa. Triết học theo nghĩa rộng là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế (học thuyết về Thượng đế), về giới tự nhiên (học thuyết về giới tự nhiên) và về bản thân con người (học thuyết về con người); học thuyết về Thượng đế là thần học, chỉ có bộ phận thần học tự nhiên (tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học, còn bộ phận thần học Thượng đế (tức xem xét Thượng đế dưới góc độ tôn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng...Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Ph.Bêcơn gần như đồng nhất với khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Ph.Bêcơn, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay

biểu tượng của con người, triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất.

Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao chứa mọi khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Đó là nền tảng và cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời nó đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Ph.Bêcơn cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Ph.Bêcơn chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới.

Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Ph.Bêcơn khẳng định "tri thức là sức mạnh". Từ đó ông đi đến một một kết luận mang tính cách mạng đối với người đương thời, coi "hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học". Muốn chinh phục tự nhiên thì con người cần phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân theo chúng.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận triết học mác lê nin (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w