Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích tác động của lao động và nguồn vốn đến sản lượng của Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex (Trang 29)

H αβ +≠ (hiệu quả thay đổi theo quy mô)

3.1.1.Thống kê mô tả

Hình 3.1 Thống kê mô tả biến Sản lượng Q

Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy với mức ý nghĩa α = 1% ta có giá trị JB = 105.8495 > (2) = 2.7 và probability =0;

Như vậy, bác bỏ Ho: có phân bố chuẩn.

Vậy chuỗi sản lượng xây dựng của công ty chưa phân bố chuẩn.

Qua bảng thống kê, Max(Q) = 19083.00 và min(Q) = 32.00000. Điều này cho thấy sản lượng (Q) có khoảng biến động tương đối lớn. Với tính chất dài hơi của thời gian thi công các công trình xây dựng, quá trình thực hiện thi công chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố chủ quan của bản thân công ty về nhân công lao động, hình thức đổ vốn của các công trình,… cũng như nhiều yếu tố khách quan khác, sản lượng của công ty từ đầu và đến giai đoạn cuối một thời kì luôn có sự chênh lệch khá lớn.

Hệ số Skewness = 2.494649 > 0, chứng tỏ hàm sản lượng phân phối lệch phải.

Hệ số Kurtosis = 9.615589 > 3, phân phối của sản lượng có độ nhọn dương.

Hình 3.2 Thống kê mô tả biến vốn K

Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy với mức ý nghĩa α = 1% ta có giá trị JB=16.58760 > (2) = 2.7 và probability = 0.000250;

Như vậy, bác bỏ Ho: có phân phối chuẩn.

Vậy chuỗi nguồn vốn xây dựng của công ty chưa phân phối chuẩn. Max (K) = 3877.000 ; min (K) = 110.000

Sự chênh lệch này cũng có thể cho ta thấy nguồn vốn được rót vào các công trình luôn không đều. Điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tiến trình thi công.

Hệ số Skewness = 1.411859 > 0, chứng tỏ hàm vốn có phân phối lệch phải.

Hình 3.3 Thống kê mô tả biến lao động L

Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy với mức ý nghĩa α = 5% ta có giá trị JB=181.1579 > (2) = 2.7 và probability = 0.000000;

Như vậy, bác bỏ Ho: có phân bố chuẩn.

Vậy chuỗi lao động xây dựng của xí nghiệp chưa phân bố chuẩn. Max (L) = 1400 ; min (L) = 80

Lao động trong từng thời kì cũng khác nhau. Nguồn vốn rót vào không đều đặn ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, số nhân công lao động từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định. Dựa vào đồ thị phía dưới bằng trực quan có thể thấy được sự tương đồng tương đối trong biến động giữa vốn và lao động.

3.1.2Đồ thị các biến

Hình 3.4 Đồ thị biến sản lượng Q

Qua đồ thị ta thấy sản lượng biến động rất mạnh theo thời gian.

Hình 3.6 Đồ thị biến vốn K

Bằng trực quan có thể thấy rằng vốn và lao động cũng biến động mạnh tương tự như sản lượng. Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế thực tế cho thấy 2 biến đã chọn có liên hệ mật thiết và có khả năng lý giải cho biến phụ thuộc sản lượng (Q).

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích tác động của lao động và nguồn vốn đến sản lượng của Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex (Trang 29)