Khó khăn gặp phải trong thời kì suy thoái tiền khủng hoảng Kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích tác động của lao động và nguồn vốn đến sản lượng của Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex (Trang 52)

H αβ +≠ (hiệu quả thay đổi theo quy mô)

3.5.1. Khó khăn gặp phải trong thời kì suy thoái tiền khủng hoảng Kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam

Năm 2011 ngành xây dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Suy thoái kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công ở châu Âu có diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao... đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành Xây dựng.

Cuộc khủng hoảng tác động trên ở 3 lĩnh vực chính: vốn đầu tư vào xây dựng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Thứ nhất, ở nguồn vốn nhà nước, để phục vụ cho tốc độ phát triển của đất nước, trong điều kiện hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn đang rất yếu kém; để chuẩn bị cho các năm sắp tới, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, Chính phủ sẽ trình Quốc hội để duy trì và tăng vốn đầu tư với khả năng cao nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thông qua các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn vay, có hỗ trợ lãi suất, phát hành trái phiếu…). Một lĩnh vực khác rất quan trọng liên quan đến đời sống của nhiều người dân đó là chỗ ở của nhiều cán bộ, công nhân. Hiện đang có một lực lượng lao động rất lớn ở trong những điều kiện rất kém về nhà ở, Nhà nước cũng cần dành khoản đầu tư thích đáng để xây dựng nhà ở xã hội, dưới hình thức thuê, thuê mua… cũng là một hình thức kích cầu có hiệu quả.

Về nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc triển khai các dự án, công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư xây cho công trình xây dựng sẽ bị giảm sút.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của doanh nghiệp, tư nhân trong điều kiện thị trường tiêu thụ suy giảm, sẽ khó có thể tăng, thậm chí dự đoán giảm sút hơn năm trước. Riêng nhà ở do dân tự xây có thể không giảm do yêu cầu bức xúc về nhà ở và giá vật liệu xây dựng đang giảm.

Riêng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư mới chắc chắn sẽ bị giảm sút từ việc giải ngân và việc triển khai đầu tư vốn đã được cấp phép sẽ gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tại Việt Nam, trong 4 loại nguồn vốn chỉ có nguồn vốn Nhà nước có hy vọng không giảm hoặc có thể tăng.

Còn với ngành vật liệu xây dựng sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đặc biệt với các loại vật liệu xây dựng đã đầu tư, đang đầu tư sản xuất có sản lượng cao, cung vượt cầu như xi măng, gạch lát, thép… trong điều kiện thị trường trong nước gặp khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự giảm sút đầu tư của thị trường trong và ngoài nước.

Hơn nữa, trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, ngành xây dựng sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu

(thép, gạch lát, kính…); với lực lượng nhập khẩu (cả nhân lực quản lý, công nhân xây dựng), nhất là ở các dự án đấu thầu quốc tế, tổng thầu EPC.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích tác động của lao động và nguồn vốn đến sản lượng của Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w