0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải pháp từ phía Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG SỢI THỦY TINH VINACONEX (Trang 54 -54 )

H αβ +≠ (hiệu quả thay đổi theo quy mô)

3.5.2. Giải pháp từ phía Nhà nước Việt Nam

Phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư nhà ở xã hội là hướng kích cầu hiệu quả cho ngành xây dựng phát triển.

Tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hạn chế những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, cần kiến nghị với Nhà nước có giải pháp giữ vững và bổ sung vốn đầu tư từ vốn Nhà nước cho 2 lĩnh vực chủ yếu là hạ tầng cơ sở và nhà ở, nhất là với những công trình có hiệu quả cao. Đặc biệt, trong điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế nước ta còn rất yếu kém cần tập trung xây dựng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, cần rà soát, kiên quyết đầu tư tập trung, dứt điểm chống dàn trải, kiên quyết đình hoãn các dự án công trình chưa cấp bách, hiệu quả đầu tư kém.

Quản lý phát triển đô thị, quản lý chất lượng công trình xây dựng, phát triển nhà ở, trong đó nhà ở xã hội, nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn và các vùng khó khăn, nhà ở cho đồng bào vùng ngập lũ

Đối với các nguồn vốn khác cần đưa ra các cơ chế chính sách cụ thể, đột xuất đặc biệt trong thời gian trước mắt nhằm khuyến khích đầu tư như: chính sách thuế (giảm, dãn thời gian nộp đối với hoạt động xây dựng…); giảm, dãn nột tiền thuê sử dụng đất (để dồn vốn cho xây dựng công trình); có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích các dự án BOT; khuyến khích xã hội hóa các công trình công ích như quản lý duy tu bảo dưỡng đường, thu gom xử lý rác, xây dựng bệnh viện, trường học.

Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp dưới hình thức cho thuê (là chủ yếu), thuê mua, trả góp… Rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay để xóa bỏ những rào cản hành chính thủ tục phiền hà nhằm tạo điều kiện giải ngân tối đa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Mặt khác, đối với dự án xây dựng công trình cần sửa đổi, bổ sung các quy định trong luật xây dựng, luật đấu thầu nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, nhà thầu trong nước (các loại thiết bị, kết cấu thép, sản xuất trong nước gói thầu EPC, các nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát… trong các dự án); sử dụng nhân lực địa phương để không phải nhập khẩu thiết bị, kết cấu vật tư có thể sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu công nhân không đòi hỏi kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng cũng sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng. Kiểm soát được những vấn đề của ngành vật liệu xây dựng có tính chất quyết định đối với ngành Xây dựng cơ bản.

Nên có giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng trong nước nhất là vật liệu đang dư thừa năng lực sản xuất như xi măng, sắt thép, gạch lát, thông qua các quyết định chủ trương đầu tư như sử dụng đường bê tông xi măng thay thế đường nhựa thông thường để tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu nhựa đường; tăng thuế nhập khẩu ở mức cao như đối với các vật liệu xây dựng nhập khẩu (kính, gạch lát) theo các quy định khi ta ra nhập WTO, AFTA. Nước ta cũng nên có chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu không nung nhằm tăng tiêu thụ xi măng, tận dụng vật liệu phế thải (tro xỉ, nhiệt điện, mạt đá); Hạn chế sử dụng vật liệu gạch nung làm mất đất sản xuất, ô nhiễm môi trường bằng các chính thuế đất, thuế tài nguyên môi trường.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tập trung rà soát lại cơ cấu trong chiến lược phát triển của mình: từ cơ cấu sản xuất (đầu tư kinh doanh bất động sản, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng); Cơ cấu ngành nghề cán bộ, công nhân để tổ chức đào tạo, đào tạo lại; đến việc tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… kiên quyết tập trung lực lượng vào các công trình trọng điểm, đủ điều kiện để đưa công trình vào sử dụng sản xuất, chất lượng tốt, đạt hiệu quả đầu tư cao nhất. Đồng thời phải kiên quyết từ chối hoặc kiến nghị xử lý đình hoãn các công trình không đủ thủ tục đầu tư, tránh tính trạng vì sợ thiếu việc làm mà doanh nghiệp tham gia nhận thầu các công trình loại này (đặc biệt là thiếu vốn, không đủ điều kiện giải phóng mặt bằng).

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường hợp tác sử dụng chung các thiết bị hiện có nhằm giảm nhập thiết bị mà các đơn vị trong nước hiện dư thừa năng lực (như cọc khoan nhồi, cần cẩu, thiết bị đúc hẫng… để vừa tiết kiệm tiền nhập khẩu, vừa tận dụng tốt nhất năng lực dư thừa.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG SỢI THỦY TINH VINACONEX (Trang 54 -54 )

×