Tổ chức công tác kế toán 1 Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại tổng hợp Miền Nam (Trang 38)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MỘTTHAØNH VIÊN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP MIỀN NAM

2.4Tổ chức công tác kế toán 1 Tổ chức bộ máy kế toán

2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Tất cả các công việc kế toán từ việc phân loại,kiểm tra chứng từ,định khoản,ghi sổ tổng hợp và lập chi

tiết đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Ở các bộ phận

khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận chứng từ, ghi chép sổ sách phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh doanh của từng bộ phận đó, sau đó chuyển chứng từ về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.

Ưu điểm: đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời và đạt hiệu quả. Tạo điều kiện chuyên môn hoá nhân viên kế toán.

Nhược điểm: không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ công ty.

SVTH: Phạm Hải Lý Trang 32 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2 : tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng ,nhiệm vụ từng bộ phận

Kế toán trưởng:

Là người chịu trách nhiệm cao nhất ở phòng kế toán, tổ chức toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại công ty, lập kế hoạch tài chính hằng năm, tổ chức phân công bộ máy kế toán.Tiến hành phân tích báo cáo tài chính, nắm bắt tình hình tài chính và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tổ chức, phân tích hoạt động kinh doanh và củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý

K tốn tốn Ngân hàng K tốn thu chi K tốn thanh tốn K tốn thu K tốn t ng h p K tốn hàng hố Th qu K tốn đ n v c s K tốn tr ng Phĩ phịng k tốn

SVTH: Phạm Hải Lý Trang 33 − Kế toán tổng hợp:

Thực hiện quản lý toàn bộ công tác kế toán, tổng cộng tài khoản, đối chiếu, lập bảng cân đối kế tóan và lập các báo cáo tài chính hằng quý, năm.Tổ chức luân chuyển và bảo quản chứng từ trong thời hạn quy định

Kế toán thu chi:

Kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Thực hiện việc lập các chứng từ thu chi tiền mặt, lập thống kê chi tiết vào nhật ký chứng từ , quản lý lưu trữ hồ sơ chứng từ thu chi. − Kế toán ngân hàng:

Theo dõi việc thanh toán qua các ngân hàng mà công ty giao dịch.Lập bảng kê và chi tiết sổ chứng từ, quản lý lưu trữ hồ sơ chứng từ ngân hàng.Thực hiện thủ tục thanh toán qua ngân hàng, thủ tục vay và trả nợ ngân hàng.

Kế toán thanh toán:

Thực hiện việc ghi sổ theo dõi các tài khoản thanh toán thực tế như người bán hàng, người mua hàng, công nợ phải thu, phải trả, nợ tạm ứng … lập các bảng kê và nhật ký chứng từ tương ứng với các tài khoản công nợ.Theo dõi quản lý thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Kế toán thuế:

Thực hiện việc kê khai thuế XNK, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt … với cơ quan thuế nhà nước, thu nộp thuế đầy đủ.Thực hiện việc ghi chép, cập nhật sổ sách, lập bảng kê các tái khoản về thuế hàng tháng

Kế toán hàng hoá:Theo dõi, quản lý hàng hoá nhập xuất tồn, ghi chép, lập

SVTH: Phạm Hải Lý Trang 34 định kỳ.Kiểm tra quá trình mua bán hàng hoá cung cấp đầy đủ thông tin cho kinh doanh.

Kế toán các đơn vị cơ sở trực thuộc:

Thực hiện tổ chức hướng dẫn việc quản lý tài chính tại các cơ sở theo đúng pháp luật nhà nước và quy định của công ty.Tổ chức thực hiện việc lập sổ chi tiết, lưu trữ chứng từ, lập báo cáo để chuyển về văn phòng công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại tổng hợp Miền Nam (Trang 38)