Nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Tăng cường sự lựa chọn của khách hàng nội địa cho sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 45 - 46)

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành dệt may với giá thành rẻ hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, thời gian và đặc biệt doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu để sản xuất. Các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể xây dựng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hoặc liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng.

4.4.1.3 Thiết kế

Các doanh nghiệp dệt may trong nước chủ yếu là gia công các đơn hàng của nước ngoài theo thiết kế có sẵn nên doanh nghiệp không phải tốn chi phí cho khâu thiết kế. Nhưng để phục vụ các khách hàng trong nước thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tự mình thiết kế cho sản phẩm nên doanh nghiệp phải tốn thêm một khoản chi phí cho vào khâu thiết kế. Thực trạng cho thấy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung vẫn chưa quan tâm đúng mức tới khâu thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp mình. Vì vậy sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam thường quá đơn giản về hoạ tiết, ít kiểu dáng để khách hàng lựa chọn nên không thu hút được khách hàng nội địa. Bởi khách hàng nội địa rất chú trọng tới kiểu dáng mẫu mã của các sản phẩm dệt may. Doanh nghiệp cần có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Các thiết kế phải phù hợp với xu hướng thời trang trong nước và trên thế giới. Doanh nghiệp cũng như các nhà thiết kế phải hiểu rõ tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong nước để từ đó có những thiết kế phù hợp đáp ứng nhu cầu của đông đảo của khách hàng. Doanh nghiệp quan tâm, lắng nghe các ý tưởng của khách hàng để thiết kế được các sản phẩm độc đáo phục vụ nhu cầu của khách hàng.

4.4.1.4 Sản xuất

Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong nước đã quan tâm chất lượng của sản phẩm. Mặc dù Việt Nam có lợi thế là lao động dồi dào với giá rẻ. Nhưng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước khác. Nguyên nhân thì có rất nhiều như máy móc công nghệ lạc hậu, lao động tay nghề thấp thiếu tác phong công nghiệp, lãnh đạo, quản lý thiếu kinh nghiệm… làm cho năng suất, hiệu quả sản xuất chưa cao. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên đưa các dây chuyền máy móc công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề, quản lý có kinh nghiệm. Trong quá trình sản xuất cần phải sử dụng tối ưu các nguồn lực, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu Tăng cường sự lựa chọn của khách hàng nội địa cho sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w