Các phát hiện qua nghiên cứu sự lựa chọn của khách hàng nội địa cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tăng cường sự lựa chọn của khách hàng nội địa cho sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 38)

Qua việc phát phiếu điều tra khảo sát về những đánh giá của khách hàng nội địa đối với sản phẩm dệt may trong nước thì nhóm nghiên cứu đưa ra phát hiện sau:

Có sự lựa chọn khác nhau về sản phẩm dệt may trong nước giữa các nhóm người khác nhau. Những người có mức thu nhập thấp, trung bình thường lựa chọn sản phẩm dệt may của Trung Quốc giá rẻ, ít lựa chọn sản phẩm dệt may Việt Nam; những người có mức thu nhập khá và một bộ phận những người có thu nhập cao thì lựa chọn sản phẩm dệt may của Việt Nam nhiều hơn; một bộ phận những người thu nhập cao thì lựa chọn các sản phẩm dệt may của nước ngoài. Những người ở khu vực nông thôn thì lựa chọn hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc còn những người ở các thành phố lớn thì lựa chọn sản phẩm dệt may của Việt Nam và nước ngoài. Các khách hàng có thu nhập thấp, trung bình cũng muốn tiêu dùng sản phẩm dệt may của doanh nghiệp trong nước nhưng giá cả của các sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp lại cao so với mức thu nhập của họ nên họ đành phải tiêu dùng sản phẩm may mặc giá rẻ của Trung Quốc. Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất các trang phục phục vụ cho tầng lớp có thu nhập khá và thu nhập cao nên các doanh nghiệp đã bỏ lỡ tập khách hàng có thu nhập thấp và trung bình- một bộ phận khách hàng chiếm tỷ lệ lớn tại thị trường nội địa.

Vậy vấn đề phân khúc thị trường sẽ giải quyết được tình trạng trên. Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa giải quyết tốt được vấn đề trên trừ một số doanh nghiệp lớn như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… đã làm được việc phân khúc thị trường này. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một phân khúc thị trường nào đó và chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường đó hoặc doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nhiều phân khúc thị trường khác nhau và với mỗi một thị trường thì sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp nên phân chia sản phẩm thành nhiều mức giá khác nhau: thấp, trung bình,

cao, xa xỉ. Với mỗi mức giá đó sẽ cung cấp cho một thị trường, nhóm người tương ứng. Và doanh nghiệp cũng cần phải xác định phân khúc thị trường nào là thị trường chủ lực của doanh nghiệp.

Đối với những người ở khu vực nông thôn thì họ ít lựa chọn sản phẩm dệt may trong nước vì hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong nước ở các khu vực nông thôn là rất thưa, không đáng kể. Người tiêu dùng ở nông thôn khó có thể tìm thấy các cửa hàng bán sản phẩm dệt may Việt Nam. Hơn nữa, so với mức thu nhập của người nông thôn thì giá thành trung bình của sản phẩm dệt may là vẫn còn cao. Thị trường nông thôn là thị trường tập trung chủ yếu các sản phẩm dệt may của Trung Quốc, các sản phẩm này tuy chất lượng không cao nhưng kiểu dáng, mẫu mã thì rất đa dạng, phong phú và bắt kịp với xu hướng của khách hàng. Vì vậy, khách hàng ở khu vực nông thôn lựa chọn chủ yếu là các sản phẩm của Trung Quốc. Đối với các thành phố lớn, do mạng lưới phân phối của hàng dệt may Việt Nam nhiều hơn ở khu vực nông thôn nên lượng khách hàng lựa chọn hàng dệt may Việt Nam nhiều hơn. Do đó, để có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng thì các doanh nghiệp dệt may trong nước cần phải mở rộng mạng lưới phân phối không chỉ ở các thành phố lớn mà cả ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Một phần của tài liệu Tăng cường sự lựa chọn của khách hàng nội địa cho sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 38)