Định hướng nghiên cứu tiếp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 70)

Mở rộng mẫu, thu thập thêm số liệu và giải thích, phân tích để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với các cơng ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khốn Việt Nam trong thời kỳ lạm phát ở mức cao, khủng khoảng kinh tế vừa xảy ra trên thế giới và cũng đã ảnh hưởng rất lớn Việt Nam chúng ta.

Thuyết cấu trúc vốn động là thuyết khá mới mẽ tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này là một phương pháp giúp các doanh nghiệp xác định được cấu trúc vốn mục tiêu của mình và dựa vào đĩ các doanh nghiệp hàng năm sẽ cĩ chính sách tài trợ phù hợp. Bài nghiên cứu này cĩ thể nĩi là một bài tham khảo khá hữu ích để tiến hành để phát triển cấu trúc vốn động sau này. Ngoài ra cịn các nhân tố vĩ mơ cũng phần lớn tác động đến cấu trúc mà chúng ta cần phải nghiên cứu đến để cĩ cấu trúc vốn phù hợp với doanh nghiệp với chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất, ta cĩ một số nhân tố vĩ mơ khác như:

Tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm 2011

được thắt chặt ở mức dưới 20%, việc khúng chế mức tổng dư nợ cho vay phi sản xuất dưới 16% vì thế việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khĩ khăn để cĩ cấu trúc vốn thực sự hiệu quả hơn.

Lạm phát: Lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ở mức cao theo tổng cục

thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2011 là 18.58% đây là mức cao từ khi thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Lạm phát cao làm các cơ quan quản lý tăng lãi suất để bù đắp được phần lạm phát xảy ra vì thế khiến cho việc huy động vốn từ các định chế tài chính khĩ khăn hơn do chi phí lãi vay cao.

Tăng trưởng GDP: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là 5.89% khi

nền kinh tế tăng trưởng làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tin vào nền kinh tế đầy hứa hẹn họ mạnh dạn đầu tư vào các dự án giúp cho thị trường chứng khốn sơi động hơn. Giúp cho các doanh nghiệp dể tiếp cận với nguồn vốn từ thị trường chứng khốn hơn.

Lãi suất cơ bản: Tại Việt Nam lãi suất cơ bản là một trong những cơng cụ

điều hành nền kinh tế. Lãi suất cơ bản cĩ xu hướng giảm từ năm 2011 đến nay, trong năm 2011 lãi suất cơ bản là 14%/năm đến năm 2012 là 13%/năm và mới đây được điều chỉnh lại cịn 12%/năm vào ngày 11/04/2012. Khi lãi suất cơ bản tăng lên sẽ dẫn đến lãi suất huy động và cho vay tăng lên làm cho doanh nghiệp cĩ xu hướng tăng xử dụng vốn cổ phần hơn khi sử dụng tài trợ và ngược lại khi lãi suất cơ bản giảm xuống thì doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều hơn .

Quy mơ thị trường chứng khốn: Quy mơ thị trường chứng khốn liên tục

tăng trưởng trong những năm qua về số lượng cổ phiếu và giá trị vốn hĩa thị trường. Đây cũng là nhân tố làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư và chủ nợ:Tại Việt Nam hiện nay chúng tơi

nhận thấy cĩ những đạo luật bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn như: luật chứng khốn, luật doanh nghiệp, luật phá sản. Những đạo luật này ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc bảo vệ nhà đầu tư. Đặc biệt với sự ra đời của luật chứng

khốn (cĩ hiệu lực từ 1/1/2007) và những văn bản đi kèm đã thể hiện chặng đường liên tục xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật về thị trường chứng khốn Việt Nam…

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ

3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỬ DỤNG VỐN TỐI ƯU CHO DOANH NGHIỆP 3.1.1. Cải thiện chính sách điều tiết vĩ mơ của nhà nước

Tạo hành lang pháp lý phù hợp với tình hình như hiện nay như lạm phát ở mức cao, lãi suất cơ bản liên tục thay đổi, tốc độ tăng trưởng GDP cịn chậm, đồng nội tệ liên tục bị mất giá, đặc biệt là tình hình kinh tế giới liên tục biến động trong năm qua như tình hình biểu tình ở Ai Cập, biến động ở LiBi, khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu đặc biệt là ở Hy Lạp cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của Việt Nam. Cần cĩ chính sách quản lý vĩ mơ để bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam được hoạt động trong mơi trường pháp lý hoàn thiện hơn.

Tăng cường minh bạch hĩa thơng tin trên thị trường tài chính. Thực tế, việc bảo đảm tính minh bạch cho thị trường tài chính chính là biện pháp để cơ quan quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như tạo dựng niềm tin cho các thành phần tham gia trên thị trường tài chính. Đối với Việt Nam, minh bạch hĩa thơng tin cần được thực hiện thơng qua việc khuyến khích phân đoạn thị trường, cụ thể là sự hình thành của các trung gian tài chính độc lập để đánh giá một cách khách quan hoạt động của các chủ thể tài chính, đặc biệt là các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn. Ngoài ra, những thị trường khơng chính thức (như OTC) cần được quản lý chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng đầu cơ do thiếu thơng tin hoặc đưa ra những thơng tin sai lệch từ đĩ tránh gây “hoang mang” và nản lịng các nhà đầu tư. Tại các nước châu Âu, doanh nghiệp bắt buộc phải cơng bố cụ thể, chi tiết các thơng tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Bản cáo bạch của doanh nghiệp phải chứa đựng tất cả các thơng tin cần thiết cho phép nhà đầu tư cĩ thể đánh giá về tài sản, tình hình tài chính, kết quả và triển vọng của tổ chức phát hành cổ phiếu. Các thơng tin trong bản cáo bạch sẽ được cơ quan quản lý kiểm tra độ chính xác. Do vậy, bản cáo bạch khơng được phép sai sĩt, hoặc thiếu về thơng tin, khơng gây hiểu sai cho nhà đầu tư bởi đây chính là căn cứ để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Nếu doanh nghiệp cơng bố những thơng tin khơng chính xác về tài chính, các

yếu tố rủi ro trong bản cáo bạch, doanh nghiệp sẽ bị phạt rất nặng.

Việt Nam cần xây dựng 1 tiêu chuẩn phân ngành dùng chung cho hệ thống tài chính. Việc xây dựng hệ thống phân ngành là cần thiết tại mỗi quốc gia và các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh tế mang tính chất thống kê, phân tích thơng tin; điều đĩ khơng chỉ giúp chúng ta quản lý dữ liệu một cách hiệu quả khoa học mà cịn giúp nâng giá trị sử dụng của dữ liệu lên mức độ cao.

3.1.2. Cải thiện chính sách quản lý vi mơ của doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên các nhà quản lý doanh nghiệp ít để ý đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Do đĩ để mơ hình cĩ thể ứng dụng thực tế các nhà quản lý cần phải nâng cao hiểu biết của mình về tầm quan trọng về cấu trúc vốn. Các nhà quản lý nên theo học những lớp đào tạo về tài chính. Bên cạnh đĩ, các doanh nghiệp nên cĩ bộ phận phụ trách riêng biệt về việc huy động vốn của doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ theo sát các biến động trên thị trường tài chính, kết hợp với các kế hoạch đầu tư của cơng ty để việc huy động vốn cĩ lợi nhất cho doanh nghiệp.

Khơng ngừng cập nhật thơng tin biến động của thị trường để cĩ quyết định đứng đắn về nguồn tài trợ cấu trúc vốn tối ưu để cĩ chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp

3.2. KHUYẾN NGHỊ

3.2.1. Đối với nhà nước và chính phủ

Kiềm chế lạm phát ở mức dưới hai con số bằng các chính sách tiết kiệm chi tiêu cơng, giàn trải đầu tư cĩ hiệu quả, tăng cường giải ngân nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài cho các dự án mang lại hiệu quả cao

Tăng cường và phát huy tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao bằng các chính sách khuyến khích đầu tư tạo ra được nhiều cơng ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống, xĩa đĩi giảm nghèo, tăng cường tích lũy làm giàu cho người dân.

để doanh nghiệp hoạt động theo khuơn khổ pháp lý tránh được tình trạng báo cáo của doanh nghiệp một cách sai lệch khơng đúng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến thơng tin khơng chính xác cho các nhà đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trong cho các quyết định đầu tư.

Ổn định đồng tiền trong nước để các doanh nghiệp khơng gặp rủi ro về tỷ giá khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đĩ hoàn thiện các cơng cụ phái sinh cho doanh nghiệp.

Phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam ngày càng đa dạng các ngành nghề, Ủy ban chứng khốn nhà nước cần phải cĩ đội ngũ cán bộ kiểm tốn các báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết nộp lên một cách hiệu quả để đáp ứng được thơng tin chính xác cho nhà đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp cĩ vịng quay vốn nhỏ nên sử dụng nguồn tài trợ vốn vay từ nguồn vốn vay dài hạn để đảm bảo được khả năng thanh khoản khi đến hạn trả các khoản nợ, nên sử dụng các khoản vay ngắn hạn ít và hợp lý sẽ tạo ra cấu trúc vốn hợp lý để doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.

Đối với doanh nghiệp cĩ vịng qua vốn lớn thì doanh nghiệp nên sử dụng nguồn tài trợ ngắn thì cĩ lợi hơn bởi vì vịng quay của chúng ta đảm bảo được thanh khoản cho các khoản vay ngắn khi đến hạn trả nợ bên cạnh đĩ nguồn vốn vay dài hạn thì chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn là cho lợi nhuận của doanh nghiệp khơng đạt được tối ưu nhất.

Đối với doanh nghiệp trong tình hình hoạt động kinh doanh cĩ hiệu quả tức là lợi nhuận ở mức thì doanh nghiệp nên tài trợ từ nguồn vốn vay sử hiệu quả hơn lợi dụng được tắm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu với chi phí sử dụng vốn cao hơn

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh gặp khĩ khăn thì khơng nên vay bởi vì khi đĩ lãi vay chở thành chi phí cố định mà doanh nghiệp phải bỏ ra chi

sử dụng vốn vay như vậy doanh nghiệp sẽ gặp khĩ khăn hơn nữa, giải pháp tốt nhất là sử dụng vốn chủ sẽ cĩ lợi hơn.

KẾT LUẬN

Cấu trúc vốn tối ưu là vấn đề cần đặt ra hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách tài chính cần phải tài trợ từ nguồn nào và tài trợ bao nhiêu để cĩ chi phí sử dụng vốn bình quân là nhỏ nhất mang lại hiệu quả kinh tế nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Để làm được đều đĩ nhà hoạch định phải biết được doanh nghiệp mình đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh và loại hình kinh doanh của mình cĩ đặc điểm gì để cĩ chính sách tài trợ hợp lý, bên cạnh đĩ cần phải cĩ chính sách quản lý vĩ mơ hợp lý của chính phủ thì doanh nghiệp hoạt động mới hiệu quả được và ngày càng cĩ vị thế của mình trên thương trường quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Tài chính doanh nghiệp – TS. Bùi Hữu Phước Phân tích tài chính – PGS.TS Lê Thị Lanh Kinh tế lượng – Ths. Nguyễn Thanh Phong Thống kê ứng dụng – TS. Mai Thanh Loan Weside tham khảo:

www.cafef.vn

www.cophieu68.com www.saga.vn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 70)