Tận dụng thế mạng về quy mô, mạng lưới phân phối và công nghệ để nâng cao chất lượng và phát triển đa đạng các loại hình sản phẩm thanh toán.
NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2 cần phát huy những thế mạnh sẵn có này để tiếp tục cải thiện chất lượng các dịch vụ hiện tại của mình và đưa vào thêm nhiều sản phẩm mới. Với quy mô vốn lớn cộng thêm những hỗ trợ từ trụ sở chính, Phòng giao dịch vẫn có thể đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thanh toán như: lắp đặt thêm những máy ATM, cải tiến và cài đặt thêm những chương trình phần mềm thanh toán hiện đại để đẩy nhanh tốc độ và đảm bảo an toàn cho các khoản giao dịch.
Việc phân bổ các máy ATM trên địa bàn cũng nên được cân nhắc sao cho hợp lý để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ; tránh tình trạng lắp đặt máy ở một địa điểm đã có máy ATM của một ngân hàng khác trong cùng hệ thống liên mạng. Song song với đó là việc phát triển mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ.
Ngoài ra, tiếp tục giới thiệu và triển khai thêm nhiều sản phẩm thanh toán qua uỷ nhiệm chi tới khách hàng như: trả lương, thanh toán tiền phí công tác, thanh toán tiền điện, nước và nhiều phí dịch vụ khác… Đối với phương tiện thanh toán
séc, phòng giao dịch tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và lưu hành séc. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Phòng giao dịch cũng phải tự nâng cao trách nhiệm của mình đối với những trường hợp séc không thanh toán được do thiếu số dư. Qua đó giúp người sử dụng tin tưởng hơn vào độ an toàn của phương thức thanh toán bằng séc.
Tiếp tục củng cố, nâng cao ý thức và trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên, giao dịch viên phục vụ khách hàng.
Với việc công nghệ trong lĩnh vực thanh toán luôn không ngừng được đổi mới, những hiểu biết về mạng thông tin, về kỹ năng tin học cần phải được cập nhật thường xuyên. Phòng giao dịch nên mở những lớp tập huấn cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực này để kịp thời bổ sung những kiến thức và trau dồi thêm kinh nghiệm xử lý các nghiệp vụ thanh toán; trang bị mạng lưới internet và xây dựng ý thức tự giác của đội ngũ thanh toán viên trong việc trau dồi kiến thức, tiếp cận, nắm bắt những thông tin mới về lĩnh vực thanh toán. Trên cơ sở đó, khuyến khích các cán bộ, công nhân viêc đề xuất những ý tưởng mới, phục vụ cho chiến lược phát triển sản phẩm thanh toán nói riêng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nói chung.
Công tác tư vấn cũng cần được tiến hành song song với việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Việc tư vấn sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về các tiện tích của dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Từ đó giúp tăng thêm số lượng người tham gia sử dụng dịch vụ này. Đây cũng là cách thức giới thiệu và quảng cáo sản phẩm dịch vụ một cách trực tiếp, có hiệu quả mà phòng giao dịch nên áp dụng.
KẾT LUẬN
Tính từ lúc mới được hình thành cho đến nay, có thể nói hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là công tác thanh toán trong nhóm khách hàng doanh nghiệp đang có những thay đổi đáng kể. Tuy thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng còn khá lạ lẫm với khu vực dân cư nhưng hầu như doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào có tài khoản tại ngân hàng cũng đã có tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán này.
Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục có những bước tiến dài trong thời gian tới không thể thiếu sự nỗ lực của Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và của toàn xã hội. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng mang lại những lợi ích hết sức to lớn, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nước và đẩy nhanh hội nhập của Việt Nam vào các quan hệ thương mại quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng sẽ là một bước đà tốt giúp các ngân hàng nâng cao vị thế và uy tín trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế.