Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thanh hóa – chi nhánh số 2” (Trang 33)

Về công tác thanh toán

Với vai trò “ Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung cấp các phương tiện thanh toán “ theo luật định, Ngân hàng nhà nước cần làm tốt hơn công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Để phát triển nhanh, mạnh mẽ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng các dịch

vụ thanh toán ðiện tử, ngân hàng nhà nýớc cần tuyên truyền quảng bá hoạt ðộng thanh toán của ngành ngân hàng tới các ðối týợng các thành phần kinh tế trong xã hội, chú trọng yếu tố nhận thức về lĩnh vực thanh toán điện tử cho cho đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng như người dân, giúp họ hiểu rõ, hưởng ứng và yên tâm khi sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Ngân hàng các cấp cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khuyến khích động viên mọi tầng lớp nhân dân mở tài khoản tiêng gửi tại ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng, làm được như vậy sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất: tạo cho ngân hàng một lượng vốn lớn để phục vụ nhu cầu kinh

doanh của mình, nguồn vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn đưa vào kinh doanh có lợi nhất bởi lẽ lãi suất đầu vào rẻ.

Thứ hai: Tiết kiệm nguồn lực cho xã hội, tạo cầu nối giữa các khách hàng dư

thừa vốn với khách hàng thiếu vốn, khai thác được nhiều hơn nguồn lực nhàn rỗi của toàn xã hội.

Muốn làm được như vậy, ngành ngân hàng phải có nhiều biện pháp quảng cáo tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức tới mọi tầng lớp dân cư để mọi người hiểu rõ tác dụng, các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và trở thành khách hàng của ngân hàng trong quan hệ thanh toán và gửi tiền. Nói các khác là ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động MAKETING ngân hàng nhằm mục đích tạo nên hình ảnh gần gũi của ngân hàng cùng với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp trong mọi người dân, đồng thời tạo cho họ thói quen sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Trả lãi cho những khoản tiền gửi bảo đảm thanh toán đối với những hình thức thanh toán phải ký quỹ theo một mức lãi suất phù hợp, có thể bằng hoặc thấp hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. Làm như vậy tuy ngân hàng phải trả một khoản lãi, song đối với các khách hàng sẽ giải tảo tâm lý ứng đọng vốn và sẵn sàng chấp nhận các hình thức thanh toán phải ký quỹ. Về phía ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Về công nghệ thanh toán

Công nghệ thanh toán ở nước ta đang ở giai đoạn của quá trình hiện đại hoá, do vậy nó còn kém so các nước trên thế giới và có sự chênh lệch về công nghệ trong từng hệ thống ngân hàng Vấn đề cần giải quyết hiện nay là tạo ra sự đồng bộ và phát triển các cơ sở hạ tầng viễn thông và cơ sở công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng nhà nước cần xây dựng các dự án lớn nhằm cải thiện công nghệ thông tin để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của mọi đối tượng trong nền kinh tế.

Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng sang các tỉnh, thành phố cũng như hỗ trợ cho các thành viên ngân hàng khác có đủ điều kiện để tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhằm tạo nên sự đồng bộ trong thanht oán liên ngân hàng.

Một số mẫu biểu chưa thật hợp lý và tiện sử dụng, đặc biệt là chứng từ nộp ngân sách nhà nước. Mẫu lệnh thanh toán được sử dụng để làm chứng từ điện tử chỉ phù hợp với chứng từ thanh toán thông thường nhưng lại chưa phù hợp với chứng từ trong giao dịch với ngân hàng nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước. Các lệnh thanh toán không có mẫu riêng cho các nghiệp vụ thanh toán với ngân sách, thiếu các yếu tố cần thiết như chương, loại khoản hạng mục, để hoạch toán vào quỹ ngân sách. Giải pháp tạm thời và thủ công là thể hiện các yếu tố này ở phần nội dung diễn giải của chứng từ nên rất hay bí sai sót, thiếu các yếu tố khi thanh toán vì vậy ngân hàng nhà nước cần bổ sung ngay các mẫu biểu dùng trong thanh toán với ngân sách

Để cho chương trình thanh toán liên ngân hàng được hoàn thiện, Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm trong việc triển khai và thực hiện tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên tham gia vào hệ thống được đóng góp ý kiến để từ đó rút kinh nghiệm thực hiện tốt những cơ chế, quy trình về thanh toán hiện hành nhằm giúp hoan thiện,cải tiến cơ chế chính sách thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thanh hóa – chi nhánh số 2” (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w