Các phương tiện thanh toán

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thanh hóa – chi nhánh số 2” (Trang 25)

Séc.

Séc ra đời rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước. Tuy vậy, doanh số thanh toán của Séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác. Thực trạng của các hình thức thanh toán Séc như sau:

Bảng 2.8: Tình hình thanh toán Séc Đơn vị: Triệu đồng Năm Séc 2010 2011 2012 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1.Séc CK 2.038 65,1 2.452 60,3 3.477 61,1 2.Séc BC 1.097 34,9 1.615 39,7 2.214 38,9 Tổng 3.135 100 4.067 100 5.691 100

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ TTKDTM của NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2 các năm)

- Séc chuyển khoản.

Qua bảng trên ta thấy, Séc chuyển khoản được sử dụng nhiều hơn Séc bảo chi. Biểu hiện của sự vượt trội này là doanh số thanh toán bằng Séc chuyển khoản năm 2010 là 2.038 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65,1%; năm 2011 là 2.452 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,3%; năm 2012 là 3.477 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61,1% trên tổng doanh số thanh toán bằng Séc. Mặc dù tỷ trọng năm 2011 có giảm so với năm

2010, nhưng sang năm 2012 tỷ trọng doanh số thanh toán bằng Séc chuyển khoản đã tăng trở lại.

Séc chuyển khoản với thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của ḿnh. Có thể đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này được ưa chuộng nhiều hơn so với séc bảo chi tại NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2.

- Séc bảo Chi.

Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn séc chuyển khoản nhưng qua bảng trên ta thấy: doanh số thanh toán séc bảo chi luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán séc chuyển khoản, cụ thể năm 2010 là 1.097 triệu đồng, năm 2011 là 1.615 triệu đồng, năm 2012 là 2.214 triệu đồng.

Tuy doanh số thanh toán có tăng qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM bởi vì séc bảo chi còn có hạn chế:

+ Thủ tục thanh toán của séc bảo chi phức tạp vì trước khi trao Séc cho người bán chủ tài khoản phải đến ngân hàng để làm thủ tục bảo chi Séc.

+ Tất cả các tờ séc bảo chi đều phải trích tài khoản tiền gửi để lưu ký vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi. Việc lưu ký này làm chủ tài khoản bị ứ đọng vốn ở tài khoản lưu ký, và chủ tài khoản không được ngân hàng trả lãi ở tài khoản này.

+ Đối với séc bảo chi thanh toán khác NH cùng hệ thống thì NH bảo chi Séc phải tính kí hiệu mật và NH thanh toán Séc phải giải mã nên mất nhiều thời gian. Nếu NH tính sai ký hiệu mật thì Séc đó không được thanh toán ngay, gây chậm trễ trong thanh toán và tăng chi phí do phải tra soát ký hiệu mật.

Như vậy, ta thấy tại Phòng giao dịch Bỉm Sơn hình thức thanh toán này được dùng ít hơn so với thanh toán bằng séc chuyển khoản. Cũng có thể chỉ do đặc điểm quan hệ khách hàng của Phòng giao dịch. Để khắc phục sự mất cân đối này, tại Chi nhánh khoản tiền lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán séc bảo chi được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời.

Đặc biệt hình thức thanh toán bằng Séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người. Nhưng những tiền đề về luật pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm chưa nhiều phải thực hiện dần dần từng bước, vừa rút kinh nghiệm bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết.

Về tính ưu việt thì Séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm, an toàn, tiện lợi. Nhưng đến nay nó vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi vì các hộ sử dụng điện, nước, thuê nhà…là một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại tham gia chưa nhiều.

Mặt khác thực tế tại phòng giao dịch VIB Bỉm Sơn hình thức thanh toán bằng Séc cá nhân chưa được sử dụng. Tuy vậy vấn đề trước mắt của phòng giao dịch là tăng số lượng tài khoản cá nhân, đó sẽ là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại như thẻ thanh toán…

Thẻ ngân hàng.

NHNN&PTNT là một trong những ngân hàng sớm triển khai dịch vụ thẻ và TTKDTM qua thẻ. Trong quá trình phát triển, NHNN&PTNT nói chung và các sở, chi nhánh, phòng giao dịch …nói riêng đã tiếp tục liên kết với các NHTM cổ phần khác để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ, thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Năm 2012 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tốt của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: Tổng số lượng thẻ do NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2 phát hành đạt 3.105 thẻ tăng 24,4% so với cuối năm 2011. Bên cạnh đó, NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2 còn tự hào có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu thị trường: Thẻ trả trước gồm thẻ trả trước VIB prepaid MasterCard, thẻ trả trước nội địa ( gift card); Thẻ ghi nợ nội địa( thẻ thanh toán và thẻ ATM) có tên là thẻ VIB Values; Thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip MasterCard.Cùng với sự đầu tư liên tục về nhân lực, công nghệ và nguồn lực tài chính, hoạt động kinh doanh thẻ của phòng giao dịch VIB Bỉm Sơn đang phát triển ngày càng mạnh mẽ về mọi mặt.

Bảng 2.6: Số lượng thẻ đã phát hành của NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi

nhánh số 2 (tích luỹ)

(Đơn vị: thẻ)

Loại thẻ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thẻ tín dụng 118 148 107

Thẻ ghi nợ quốc tế 127 153 264

Thẻ ghi nợ nội địa 1.239 2.075 2.574

Tổng cộng 1.584 2.496 3.105

Biểu 2.2: Tình hình phát hành thẻ của NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi

nhánh số 2

Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa được phát hành nhiều nhất và cũng được người dân ưa chuộng nhất vì tính tiện dụng của thẻ. Tuy ở Bỉm Sơn mới chỉ có một máy ATM ở trước cửa ngân hàng nhưng người dân cũng có thể sử dụng các máy ATM của các ngân hàng thuộc liên minh mà VIB đã kết nối, gồm 40 NHTM lớn nhỏ trên cả nước. Vì thế nên có rất nhiều người dân đến đăng kí và sử dụng thẻ của NHNN&PTNT. Về doanh số sử dụng thẻ ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Doanh số sử dụng thẻ do NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số

2 phát hành

(Đơn vị: triệu đồng)

Loại thẻ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thẻ tín dụng 1.224 1.492 1.887

Thẻ ghi nợ quốc tế 1.460 1.964 3.177

Thẻ ghi nợ nội địa 24.003 40.199 49.866

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ TTKDTM của NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2)

Như vậy cùng với sự ưa chuộng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số sử dụng thẻ và tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số thẻ ghi nợ nội địa chiếm 89,9% đến năm 2011 chiếm 94,9% và năm 2012 chiếm 90,12% tổng doanh số thẻ. Năm 2012, tổng doanh số thẻ ghi nợ nội địa đạt 49.866 triệu đồng, tăng 24,05% so với năm 2011, hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) liên tục được mở rộng và nâng cấp với tổng số ATM đạt hơn 14000 máy và POS đạt hơn 70000 điểm trên toàn quốc.  Ủy nhiệm chi

Khác với Séc, ủy nhiệm chi không dùng để rút tiền mặt mà chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản. Khác với thư tín dụng, ủy nhiệm chi không giao thư cho khách hàng, chi nhánh hay ngân hàng giao dịch được thông báo thẳng, do đó không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất ủy nhiệm chi cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng. Các doanh nghiệp hàng tháng cần trả lương cho nhân viên có thể sử dụng hình thức ủy nhiệm chi.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hình thức này vẫn còn có những hạn chế:

- Do không quy định thời hạn thanh toán cụ thể nên người mua có thể chiếm dụng vốn của người bán.

- Ngân hàng không có căn cứ để đôn đốc việc thanh toán.

Do ủy nhiệm chi được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch thanh toán giữa các tổ chức, doanh nghiệp nên ở Bỉm Sơn hình thức này ít được sử dụng.

Uỷ nhiệm thu.

Đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức

TTKDTM. Sở dĩ như vậy là vì thủ tục mở và thanh toán hết sức phức tạp. Hơn nữa, mức tối thiểu để mở thư tín dụng là 10 triệu đồng và do khách hàng lưu ký vào một tài khoản riêng và không được hưởng lãi. Mặt khác, mỗi L/C chi trả dùng để chi trả cho một người thụ hưởng và như vậy nếu muốn thanh toán với nhiều bạn hàng phải mở nhiều thư tín dụng khác nhau. Như vậy người mua bị mất quá nhiều thời gian cho thủ tục, do đó khi thanh toán trong nước khách hàng không ưa thích dùng hình thức thanh toán này. Vì thế tại phòng giao dịch VIB Bỉm Sơn cũng không phát triển loại hình thanh toán này.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thanh hóa – chi nhánh số 2” (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w