Hiện nay, NHNN&PTNT áp dụng chủ yếu 3 phương thức thanh toán là: thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS (CITAD), thanh toán bù trừ qua NHNN và
chuyển tiền điện tử IBT online. Ngoài ra, ngân hàng cũng thực hiện thanh toán qua các phương thức khác như thanh toán qua tiền gửi tại NHNN, nhưng số khoản giao dịch ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán.
Thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS.
Thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS (CITAD) là phương thức thanh toán, chuyển tiền trong nước hiện đại, nhanh chóng và tiện lợi nhất ở Việt Nam hiện nay. Với phạm vi thanh toán rộng lớn bao trùm khắp toàn quốc, TTĐTLNH hiện được sử dụng phổ biến nhất, áp dụng cho cả những ngân hàng khác hệ thống và khác địa bàn.
Hệ thống TTĐTLNH được áp dụng tại VIB từ năm 2002 đã đạt được những kết quả hết sức tích cực. Số lượng và chất lượng thanh toán qua các năm ngày một tăng trong quá trình cải tiến công nghệ, đường truyền leaseline đã được sử dụng thay thế cho đường truyền cũ sử dụng Modem, giúp kênh thanh toán IBPS được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, giảm áp lực cho thanh toán viên.
Đi cùng với các nghiệp vụ chuyên môn, công tác tư vấn chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng, uy tín đối với khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ IBPS.
Thanh toán bù trừ thông qua Ngân hàng Nhà nước.
Thanh toán bù trừ thông qua NHNN tại Ngân hàng VIB bao gồm cả bù trừ bằng giấy trong cùng địa bàn và bù trừ của NHNN áp dụng cho phạm vi cả nước. Các món thanh toán đi theo phương thức bù trừ của NHNN và các chi nhánh cơ sở đều được chuyển online đến chi nhánh đầu mối, sau đó được hạch toán chuyển đi tại phòng kế toán tài chính. Hiện nay, phương thức thanh toán bù trừ NHNN áp dụng cho các giao dịch khác địa bàn được sử dụng rất hạn chế. Hầu hết các món bù trừ được thực hiện đều chỉ trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố và cũng chỉ được áp dụng khi không thể sử dụng hình thức thanh toán IBPS.
Chuyển tiền điện tử IBT online.
NHNN&PTNT là một trong những ngân hàng có hệ thống thanh toán nội bộ hiện đại và có quy mô lớn. Hệ thống thanh toán nội bộ IBT online kết nối tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. IBT online được sử dụng cho công tác điều chuyển vốn giữa các chi nhánh thành viên và thực hiện thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng thuộc hệ thống.
Trên đây cũng là 3 phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng tại NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2 hiện nay. Một món thanh toán, chuyển tiền sẽ được thực hiện theo phương thức nào là do ngân hàng quyết định. Việc lựa chọn cách thức thanh toán dựa trên tính chất của khoản giao dịch và nhu
cầu cụ thể của từng khách hàng. Trong quy trình thanh toán, giao dịch viên vừa là người tiếp xúc với khách hàng, vừa là người xử lý khoản giao dịch thanh toán. 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2
2.3.1. Kết quả đạt được
Có thể nói, hoạt động của dịch vụ TTKDTM trong những năm vừa qua tại Phòng giao dịch đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Tuy hoạt động thanh toán ở khu vực cá nhân còn hạn chế, nhưng mảng dịch vụ thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp lại phát triển khá sôi động. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và tham gia các phương thức thanh toán qua ngân hàng. Chất lượng dịch vụ thanh toán của NHNN&PTNT cũng không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, những đổi mới trong ứng dụng công nghệ đã giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý các khoản giao dịch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho khách hàng và bản thân ngân hàng.
Hiện nay, hầu hết các giao dịch thanh toán của ngân hàng đều đã đi theo hai phương thức hiện đại nhất là IBPS và IBT online. IBPS với các món thanh toán ngoài hệ thống và IBT online dùng trong điều chuyển vốn, chuyển tiền thanh toán cùng hệ thống. NHNN&PTNT cũng luôn thực hiện việc quản lý, giám sát chặt chẽ công tác TTKDTM, nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển tiền của khách hàng, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng.
Một ưu thế nữa của NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2 là đội ngũ nhân viên có ý thức, trình độ nghiệp vụ cao, đặc biệt là khả năng thích ứng và học hỏi các quy trình thanh toán công nghệ mới, hiện đại. Yếu tố này đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, giúp duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được về hoạt động TTKDTM cũng còn gặp phải một số những khó khăn, hạn chế; trong đó có cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan:
- Đường truyền: Cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ, hệ thống máy chủ, dữ liệu quá tải kéo dài nên đôi khi xảy ra lỗi mạng khi giao dịch, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và uy tín của ngân hàng với khách hàng.
- Chương trình giao dịch: Các phần mềm hỗ trợ nhặt báo cáo còn chưa đáp ứng kịp thời về thời gian nhặt dữ liệu; số liệu xuất ra đôi lúc cũng lệch nhiều so với cân đối nên việc tổng hợp báo cáo gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tạo và gửi báo cáo.
- Cán bộ vận hành (thanh toán viên): Một số cán bộ mới, chưa được đào tạo vận hành hệ thống nên còn gặp một số vướng mắc và sai sót khi thực hiện nghiệp vụ trên phần mềm. Việc luân chuyển cán bộ cũng ảnh hưởng nhiều do cán bộ tiếp nhận công việc mới.
- Thiếu những thông tin trung thực về khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều dự án có tính khả thi nhưng phòng giao dịch lại không dám cho vay hoặc ngược lại nhiều dự án hiệu quả không cao nhưng phòng giao dịch vẫn cho vay do những thông tin được cung cấp là không chính xác.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn từ cấp trên chuyển xuống đôi khi chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc gây cản trở trong việc thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên tại NHNN&PTNT Thanh Hóa – Chi nhánh số 2.
- Còn nhiều khách hàng chưa thực sự hiểu hết về các sản phẩm dịch vụ mà phòng giao dịch cung cấp cũng như lợi ích mà các gói sản phẩm,dịch vụ mang lại nên việc thu hút nhiều khác hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân tham gia chưa cao.