Phương pháp tính giá và xác định các loại chiphí

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh thương mại dịch vụ tại công ty TNHH Yusen (Trang 63)

- Trình tự ghi sổkế toán bằng máy:

a)Phương pháp tính giá và xác định các loại chiphí

Công ty TNHH Yusen Logistics Solution Việt Nam là công ty kinh doanh dịch vụ vận tải nên các chi phí phát sinh ở các bộ phận làm hàng đều được tính vào giá vốn dịch vụ.

Bộ phận làm hàng của công ty bao gồm có 4 bộ phận nhỏ chuyên trách những dịch vụ khác nhau nên ngoài một số loại chi phí chung thì mỗi bộ phận lại có những loại chi phí đặc thù của từng bộ phận.

- Hầu hết các bộ phận đều có chung các loại chi phí sau: + Phí làm hàng.

+ Phí DO - phí chứng từ.

+ Chi phí tiền lương, tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền ăn ca, tiền trợ cấp, tiền công tác phí cho nhân viên.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ.

+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.

+ Chi phí điện, nước, cước điện thoại, tiền vệ sinh. …

- Một số loại chi phí đặc thù của từng bộ phận: + Bộ phận WH:

• Chi phí tiền thuê kho, thuê bãi. • Chi phí bảo vệ kho.

• Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. • Phí dịch vụ giao nhận.

+ Bộ phận CCS:

• Phí tem lệ phí hải quan, biểu thuế xuất nhập khẩu. • Phí làm thủ tục hải quan.

• Phí dịch vụ giao nhận. + Bộ phận DWE:

• Cước biển CIC ( Container Imbalance Charge): Phụ phí cước biển hay Phụ phí mất cân đối vỏ container, có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ rỗng hay phí phụ trội hàng nhập. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp

chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Bởi khó có hãng tàu nào đảm bảo đủ vỏ tuyệt đối tại các cảng, các quốc gia. Và thường thì hãng tàu phải bỏ chi phí để điều vỏ rỗng để đảm báo đủ thiết bị cung cấp cho khách hàng. Hãng tàu có riêng một bộ phận chuyên trách (gọi là Bộ phận quản lý thiết bị - Equipment Control) trong việc theo dõi, tính toán việc chuyển rỗng sao cho hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối trở nên nghiêm trọng, và chi phí chuyển rỗng lớn, hãng tàu tìm cách bù đắp chi phí này từ khách hàng. Đó là lý do ra đời của Phụ phí mất cân đối vỏ container, hay phụ phí điều vỏ rỗng (Container Imbalance Charge). Phụ phí này thường thu một mức nhất định cho một container, và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn, cho hàng đi từng tuyến. Hiện nay tại Việt Nam các hãng tàu như Wanhai, SITC, Yangming, Zim...áp dụng phụ phí này cho hàng nhập về Việt Nam nên gọi là phí phụ trội hàng nhập. Mức phí áp dụng là 50USD/20 phút và 100USD/40 phút. • Phí Seal (Seal Charge): là khoản phí hãng tàu tính khi cấp dịch vụ niêm phong có chất lượng an toàn cao (High Security Seal) cho khách hàng.

• Phí THC (Terminal Handling Charge) - Phụ phí xếp dỡ tại cảng: là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu... Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

• Phí C/L (Container Lift): Phí nâng contener, hạ bãi. • Phí H/L (Handling): Phí bốc vác.

• Phí lưu contener. • Phí dịch vụ giao nhận.

+ Bộ phận TOS:

• Lệ phí xăng dầu, cầu đường.

• Phí vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng contener. • Phí trông giữ,đỗ, rửa xe…

• Cước vận chuyển. • Phí CIC, THC.

* Vì công ty không tiến hành sản xuất nên giá thành cung cấp dịch vụ được tính trực tiếp thông qua cước phí doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ bên ngoài phục vụ quá trình cung cấp dịch vụ.

Hàng ngày kế toán các bộ phận ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh, phân loại chi phí sau đó tập hợp lại cho kế toán trưởng.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh thương mại dịch vụ tại công ty TNHH Yusen (Trang 63)