Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (Trang 70)

GIẢI PHÁP CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TỪ PHÍA NHÂN VIÊN BẢO HIỂM Ở NƯỚC TA.

4.1. Về phía nhà nước

TLBH là một hiện tượng vốn có trong xã hội. nếu hạn chế được tình trạng trục lợi bảo hiểm thì sẽ giảm bớt những tác động không tốt đên sự phát triển toàn ngành bảo hiểm. tuy nhiên theo số liệu cho thấy 90% số lượng các vụ trục lợi bảo hiểm có sự liên kết giữa bên tham gia bảo hiểm với các nhân viên bảo hiểm. do đó để hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm cần quan tâm đến việc phòng chống trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm.

Hiện tại nhà nước ta đã quan tâm đến công tác chống trục lợi bảo hiểm: Không ngừng đưa ra các khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hành vi của các bên và luôn luôn sửa đổi, kiện toàn chúng cho phù hợp với sự phát triển của bảo hiểm.

Tuy nhiên, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng công tác chống trục lợi bảo hiểm vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn do:

+ Hệ thống luật pháp của nước ta chưa được đồng bộ, nhiều điều luật còn mâu thuẫn nhau. thực tế cũng chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật nên việc thi hành luật gặp rất nhiều khó khăn. dẫn đến hậu quả việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật không đạt hiệu quả.

+ Mặt khác tệ tham nhũng, tham ô, ăn hối lộ của nước ta cũng tồn tại rất nhiều, hiện tượng chạy luật, lách luật tương đối phổ biến. trên thực tế có rất nhiều vụ án, vụ kiện được xét xử đúng với pháp luật, tội danh, hình phạt phù hợp nhưng sau một thời gian chúng ta lại thấy bản án được xét xử lại với các hình phạt “nhẹ” hơn. như vậy, các bên phạm tội có thể nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật…

Do đó, chúng tôi nghĩ rằng, nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác lập pháp và hành pháp. Cần phải đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật,cụ thể:

- Cần có văn bản pháp luật hướng dẫn đầy đủ hơn cho hai bên mua và bán bảo hiểm, giúp họ thực hiện tốt các thủ tục khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.

- Các văn bản liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cần phải cụ thể rõ ràng không thể thay đổi được và có số lượng nhất định để hai bên mua và bán nắm giữ và phải lưu trữ cẩn thận.

- Ban hành các quy đinh của pháp luật đối với bên mua bảo hiểm, đảm bảo rằng bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp Bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng và hạn chế tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.

- Hoàn thiện pháp luật quy định về nghĩa vụ bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Cần xây dựng các điều khoản xử phạt hành vi trục lợi từ phía nhân viên trong bộ luật hình sự, hoàn thiện thể chế pháp luật trong việc phòng chống trục lợi. hiện tại khung hình phạt đối với các hành vi trục lợi bảo hiểm còn chưa thích đáng. do đó chúng ta cần đưa ra các mức xử phạt nặng hơn nữa.

- Nghiêm khắc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi bảo hiểm, đặc biệt là các hành vi trục lợi từ phía nhân viên và doanh nghiệp bảo hiểm để bảo vệ lợi ích của khách hàng tham gia bảo hiểm. Nếu như chỉ đưa ra các điều luật quy định mức hình phạt đối với các cá nhân tổ chức có

hành vi trục lợi bảo hiểm mà không thực thi các điều luật đó thì sẽ không thể răn đe đối với xã hội, các cá nhân, tổ chức sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi bảo hiểm. và pháp luật đưa ra cũng chỉ “xếp xó”, hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng sẽ không thể khắc phục được.

Nhà nước cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền phổ biến về hiện tượng trục lợi bảo hiểm, giúp cho nhân dân hiểu rõ tác động của trục lợi bảo hiểm, ảnh hưởng của nó tới lợi ích của các cá nhân, doanh nghiệp, của toàn xã hội.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của mình. cần đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn nữa đối với các cá nhân hành nghề bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm. ví dụ như tiêu chuẩn đối với các đại lý, tư vấn viên, môi giới bảo hiểm…

Một phần của tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w