Hậu quả của trục lợi bảo hiểm nói chung và của trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm nói riêng.

Một phần của tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (Trang 30)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

2.2.4. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm nói chung và của trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm nói riêng.

Trục lợi bảo hiểm là hành vi trái pháp luật, nó không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bảo hiểm mà nó còn mang lại những tác động tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia bảo hiểm, sự phát triển của xã hội…

Thứ nhất : Đối với công ty bảo hiểm:

Khi hành vi trục lợi bảo hiểm diễn ra thì đối tượng gánh chịu hậu quả trực tiếp nhất chính là công ty bảo hiểm.

- Công ty bảo hiểm có thể sẽ bị tổn thất do tỷ lệ bồi thường tăng:

Khi có hành vi trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm, cụ thể là các hành vi câu kết, thông đồng với khách hành của các cán bộ, nhân viên bảo hiểm để lấy tiền bảo hiểm của công ty bảo hiểm thì số vụ bảo hiểm phải bồi thường tăng lên, dẫn đến tỷ lệ bồi thường tăng lên. Do đó gây tổn thất cho công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ phải trích phần lợi nhuận đáng ra thuộc quyền sở hữu của mình để chi trả bồi thường. Nếu tỷ lệ bồi thường quá lớn có thể khiến công ty bảo hiểm phá sản.

Ảnh hưởng đến uy tín của công ty, gây khó khăn trong việc duy trì hay mở rộng thị phần.

Chữ “ tín” đóng vai trò quan trọng đối với mọi daonh nghiệp, không loại trừ doanh nghiệp bảo hiểm. Một khi công ty bảo hiểm mất chữ tín thì nó khó có thể tồn tại trên thị trường.

Hành vi trục lợi bảo hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty bảo hiểm. Cụ thể, khi tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra phổ biến, khách hàng sẽ có những nhìn nhận không tốt về công ty, đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty… Khi đó họ sẽ không tiêu dùng sản phẩm của công ty nữa, mà sẽ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. điều này gây khó khăn rất lớn cho hoạt động của công ty. Nghiêm trọng hơn nữa là công ty bảo hiểm có thể sẽ bị tẩy chay khỏi thị trường.

- Hoạt động kinh doanh khó khăn, hiệu quả hạn chế, doanh thu, lợi nhuận giảm sút.

Khi có hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra, dự đoán về xác suất rủi ro của doanh nghiệp sẽ không còn chính xác. mức phí bảo hiểm doanh nghiệp đưa ra cũng không chính xác, doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp có thể sẽ

không đủ để chi bồi thường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường nhiều hơn thiết hại thực tế do có hiệm tượng trục lợi bảo hiểm thì việc tăng chi bồi sẽ làm giảm khoản chi cho những chi phí hành chính, quản lí. Làm giảm tiền lương hoặc các chế độ khen thưởng của công ty. Điều này có thể sẽ làm giảm sự nhiệt tình cũng như trách nhiệm của cán bộ, nhân viên. Dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm sút.

Việc tăng bồi thường cũng làm giảm nguồn vốn nhàn rỗi để đem đi đầu tư. dẫn đến lợi nhuận và doanh thu của công ty bảo hiểm giảm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Mặt khác, khi thiệt hại xảy ra, nếu như công ty bảo hiểm trốn tránh trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ bồi thường đúng hạn cho khách hàng thì khách hàng sẽ mất dần lòng tin đối với doanh nghiệp, có thể khách hàng sẽ tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, dẫn đến thị phần của doanh nghiệp bị giảm sút, khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai : Đối với khách hàng

Không chỉ dừng lại ở hậu quả xấu cho công ty bảo hiểm như đã kể trên, mà nó còn gây ra khá nhiều hậu quả cho những khách hàng tham gia bảo hiểm.

Đối với khách hàng không trung thực,thì trục lợi bảo hiểm có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích nếu hành vi trục lợi của họ không bị phát hiện. Còn nếu như hành vi của họ bị phát hiện thì họ sẽ phải chịu những hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm pháp luật của mình.

Không những ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng gian lân, trục lợi bảo hiểm còn ảnh hưởng đến lợi ích của các khách hàng trung thực: Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phát hiện ra hành vi trục lợi mà tiến hành bồi thường thì vô hình chung đã làm cho xác xuất rủi ro tăng lên, khiến phí bảo hiểm tăng. Như vậy, các khách hàng sẽ phải đóng một khoản phí cao hơn mức thực tế để có thể được hưởng quyền lợi như vậy.

Mặt khác, khi doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi gian lận nhằm trục lợi thì người chịu hậu quả đầu tiên chính là những “thượng đế” của họ. Những khách hàng này có thể sẽ không được bồi thường đúng hạn hoặc mức bồi thường nhỏ hơn mức độ tổn thất thực tế của họ, thậm chí không được bồi

thường. khi đó, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đời sống tinh thần cũng bị tổn thương.

Thứ ba : Đối với nền kinh tế

Ngoài những hậu quả gây cho các công ty bảo hiểm cũng như khách hàng, thì trục lợi bảo hiểm cũng gây những hậu quả xấu cho toàn thị trường.

hiện tượng trục lợi bảo hiểm làm cho tỷ lệ bồi thường gia tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. để đối phó với tình trạng trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phải cẩn thận hơn trong công tác giải quyết khiếu nại bồi thường. Dẫn đến thời gian giám định, giải quyết khiếu nại bồi thưởng của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng. Chính vì thế dẫn đến hiện tượng, một số doanh nghiệp, cá nhân bị tổn thất không được bồi thường đúng hạn,gây khó khăn cho họ trong việc sản xuất, kinh doanh. Nhiều trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp này phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng của sản xuất. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường những thiệt hại không thuộc trách nhiệm của mình do hành vi gian lận gây nên khiến doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính, có thể họ sẽ bị phá sản ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm từ đó gây ra những ngoại ứng đối không tốt đối với sự phát triển của nền kinh tế

Hơn nữa, hành vi trục lợi có thể sẽ làm giảm lượng vốn mà công ty bảo hiểm huy động cho đầu tư, quy mô vốn đầu tư của nền kinh tế bị giảm sút tăng trưởng kinh tế giảm sút.

Thứ tư : Đối với xã hội

Nếu không có các biện pháp phòng, chống trục lợi bảo hiểm hiệu quả thì hành vi trục lợi sẽ diễn ra với quy mô ngày càng lớn, thậm chí nó có thể trở thành một nét “văn hóa” trong các cá nhân tham gia bảo hiểm, làm tha hóa biến chất các cán bộ, các cá nhân tham gia bảo hiểm, tình trạng coi thường luật pháp, gây rối trật tự an ninh xã hội cũng ngày càng gia tăng theo.

Như vậy, hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung và hành vi trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm nói riêng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, sự phát triển của nền kinh tế, cho các cá nhân tham gia bảo hiểm….Do đó cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm, công tác giáo dục đạo đức cho các cán bộ nhân viên bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w