Về phía nhà nước:

Một phần của tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (Trang 49)

THỰC TRẠNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TỪ PHÍA NHÂN VIÊN BẢO HIỂM Ở NƯỚC TA

3.2.2.1. Về phía nhà nước:

Trước tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển lành mạnh thị trường. Nhà nước ta đã đề ra các giải pháp nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm như sau:

Về mặt khung thể chế pháp luật:

Bộ tài chính cũng đưa ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các điều luật chống trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm, cụ thể như sau:

Nhà nước đưa ra các tiêu chuẩn đối với đại lý bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm: khoản c mục 1 điều 86 quy định: “người hành nghề đại lý bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp”

Đối với các hàng hóa thông thường, các cá nhân có thể tự do kinh doanh, buôn bán mà không cần phải được sự cho phép của bộ tài chính. Các cá nhân, tổ chức chỉ cần có tiền là có thể kinh doanh được loại hàng hóa đó. Tuy nhiên đối với sản phẩm bảo hiểm, do tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhà nước yêu cầu một tiêu chuẩn nhất định đối với đại lý bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm. Một cá nhân, tổ chức muốn trở thành 1 đại lý bảo hiểm, 1 nhà tư vấn bảo hiểm phải trải qua một khóa đào tạo những kiến thức cơ bản về bảo hiểm, sau đó trải qua một kỳ thi. Dựa trên kết quả thi, bộ tài chính sẽ cấp chứng chỉ đại lý cho cá nhân đó.

Như vậy, muốn làm bảo hiểm, các nhân viên phải có hiểu biết nhất định về bảo hiểm, về thứ mà họ đem bán. Tránh những nhận thức sai lầm hành động sai lầm. Ví dụ, nhận thức sai về quỹ bảo hiểm, coi quỹ bảo hiểm là một quỹ phúc lợi chung hành vi thông đồng với bên mua bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm….

Bộ tài chính không chỉ quy định các tiêu chuẩn cần thiết đối với một đại lý bảo hiểm, mà còn đưa ra các khung hình phạt đối với các đại lý có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng đại lý.

Khoản 1 điều 23 nghị định 41/2009/ NĐ-BTC quy định như sau:

“ Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với đại lý bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng chưa được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý;

b. Thông tin, quảng cáo về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, điều kiện và điều khoản bảo hiểm sai sự thật làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

c. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

d. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

đ. Hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cam kết với khách hàng;

e. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

f, Bộ tài chính sẽ thu hồi chứng chỉ của các đại lý này”.

b, Đối với công tác đào tạo đại lý bảo hiểm

BTC không những đưa ra tiêu chuẩn cho các đại lý, nhân viên bảo hiểm mà còn đưa ra các yêu cầu đối với các tổ chức đào tạo đại lý, siết chặt hơn công tác đào tạo, cấp chứng chỉ của các đại lý bằng cách đưa ra các mức hình phạt đối với tổ chức đào tạo đại lý.

Khoản 2 điều 23 nghị định 41/2009/ NĐ-BTC quy định như sau:

“ Phạt tiền 40.000.000 đồng đối với tổ chức đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Đào tạo đại lý bảo hiểm để cấp chứng chỉ hành nghề khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính;

b. Không tuân thủ thời lượng tối thiểu, nội dung chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;

c. Không thực hiện báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý bảo hiểm đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm theo mẫu quy định của Bộ Tài chính;

d. Không thực hiện báo cáo Bộ Tài chính và thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm đang hoạt động và danh sách các đại lý vi phạm quy chế hành nghề đại lý hoặc vi phạm pháp luật đã bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng đại lý”

c, Quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, của bên mua bảo hiểm

Để bảo vệ quyền lợi các bên trong bảo hiểm, nhà nước ta cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, của bên mua bảo hiểm.

Điều 17 luật KDBH quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;

d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

e) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

f) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

A) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

B) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

C) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

D) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;

Đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

E) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”

Điều 18 luật KDBH quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có quyền:

a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;

b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;

d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

e) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Bằng việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo hiểm, BTC đã giúp cho các bên tham gia bảo hiểm hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó giúp cho các bên thực thi tốt hơn các trách nhiệm cũng như được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.

Điều quan trọng nhất tôi muốn nói ở đây là nhờ có điều luật trên doanh nghiệp bảo hiểm có thể tránh trường hợp nhân viên của mình lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng thực hiện hành vi lừa đảo nhằm trục lợi bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty…và các cá nhân tham gia bảo hiểm biết được quyền lợi của mình, tránh trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng thực hiện các hành vi trục lợi.

Để hiểu sâu hơn về tác dụng của điều luật trên, chúng ta hãy cùng nhau phân tích một số quy định tại điều 17 luật KDBH:

Mục a khoản 2 điều 17: “doanh nghiệp bảo hiểm, nhân viên bảo hiểm phải có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm”.

Quy định trên có tác động to lớn đến việc khắc phục tình trạng thông tin không hoàn hảo trên thị trường bảo hiểm: sản phẩm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang tính khá đặc thù, là sản phẩm mang tính trừu tượng thể hiện ở việc tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên đều hoàn toàn không thể biết trước được sản phẩm mà hai bên thỏa thuận mua bán có hình thành trong tương lai hay không. Tức là, doanh nghiệp bảo hiểm thì không thể biết được trách nhiệm của mình đối với sản phẩm mình bán ra có phát sinh hay không. Ngược lại, bên được bảo hiểm cũng không thể biết được rủi ro, sự kiện bảo hiểm có xảy ra với mình không.

Hơn nữa, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật bảo hiểm trừu tượng và khó hiểu. Các quy tắc, điều khoản chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên ngành dẫn đến việc một số khách hàng dù cố gắng đến mấy vẫn không thể hiểu rõ nội dung của nó.

Do đó để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia bảo hiểm, nhà nước yêu cầu các bên phải trung thực trong cung cấp thông tin. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, mà chỉ ưu cầu khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra những câu trả lời trung thực. phải trung thực trong cung cấp thông tin đến tận khi hợp đồng bảo hiểm hết thời hạn.

Mục c khoản 2 điều 17 quy định: “doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Quy định này yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả bồi thường ngay sau khi rủi ro bảo hiểm xảy ra, tránh trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố tình kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường nhằm chiếm dụng vốn của người được bảo hiểm. Quy định này được cụ thể hóa hơn nữa trong điều 29 luật kinh doanh bảo hiểm như sau:

“Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường”

Mục đích của bên được bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm là khôi phục một cách nhanh chóng tình trạng tài chính của mình khi tài sản bảo hiểm bị tổn thất, đây là ý định chính đáng được pháp luật thừa nhận. Hơn nữa, khác với các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động dịch vụ tạo ra sản phẩm vô hình. Mục đích của bảo hiểm là đem lại sự an tâm, an toàn về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm trừu tượng nên không dễ nhìn thấy được và không dễ nhận biết được lợi ích cơ bản, công dụng của sản phẩm. Sản phẩm bảo hiểm nói chung là lời hứa, là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm: sẽ bồi thường, chi trả bảo hiểm cho khách hàng khi rủi ro, sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng được bảo hiểm.

Hành vi trây ỳ trong việc bồi thường cho người được bảo hiểm trong bảo hiểm nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm cần được pháp luật nghiêm cấm. Bởi vì, hành vi này không những gây thiệt hại cho người được bảo hiểm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tác động xấu đến quá trình xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, vì lợi ích thiển cận trước mắt của chính doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lợi ích cá nhân của mình mà một số nhân viên bảo hiểm đã cố tình dây dưa trong việc thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm. Trường hợp này xảy ra tương đối phổ biến. Ngoài trường hợp của công ty Tân Việt, còn có nhiều trường hợp tương tự khác.

Ví dụ như trường hợp của công ty TNHH Thực Phẩm hoàng Long. Công ty này mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm Bảo Minh.

Ngày 7/12/2002 xảy ra Vụ cháy thiêu đốt toàn bộ nhà máy của công ty TNHH Thực Phẩm Hoàng Long. công ty TNHH thực Phẩm Hoàng Long gửi đơn khiếu nại yêu cầu Bảo Minh bồi thường thiệt hại vụ cháy. Không xác định được nguyên nhân vụ cháy, tòa tuyên án tổng Cty cổ phần Bảo Minh phải đền bù số tiền thiệt hại do hỏa hoạn cho Cty Hoàng Long lên đến trên 4 tỷ đồng. Tính đến nay, cộng cả gốc lẫn lãi, Bảo Minh phải bồi thường trên 5 tỷ đồng, thế nhưng tới nay công ty Bảo Minh vẫn chưa chi trả bồi thường, tiếp tục kéo dài thời hạn bồi thường khiến việc thi hành án đã phải kéo dài, do đó THADS TP Đà Nẵng phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

d, Nhà nước cũng đưa ra những quy định, biện pháp xử phạt đối với các hành vi trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm. cụ thể:

Khoản 2 Điều 15 Nghị định118 của luật KDBH, quy định như sau: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

o Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp Luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

o Đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp Luật”.

Một phần của tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w