- Nguyên nhân của sự yếu kém:
5.2.2 Xu hướng phát triển nguồn nguyên liệu với phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới.
thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới.
Bên cạnh chủ trương mở rộng làng nghề, phát triển thêm doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phải đặc biệt chú trọng cân đối nguồn nguyên liệu sản xuất. Nếu nguyên liệu chúng ta không chủ động thì chúng ta vừa mất kim ngạch vừa lãng phí sức lao động đã đào tạo. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cũng như vướng mắc về thị trường.
Chúng ta phải nhìn vào giá trị thực thu thì thấy được sự đóng góp của ngành hàng thủ công mỹ nghệ là không nhỏ so với nhiều mặt hàng công nghiệp khác. Nhật Bản được xem là thị trường chính ở Châu Á. Sản phẩm thủ công là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam và được xuất khẩu khá sớm, nhất là thị trường Nhật Bản. Và thực tế thì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã chiễm lĩnh được thị trường khó tính này.
Đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản trên 12 triệu USD các sản phẩm làm từ mây, tre, cói thảm, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó phải kể đến mặt hàng túi xách thêu tay đang được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng.
Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 15 triệu USD, chiếm trên 12% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này so với các thị trường như: Pháp, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)...Trong giai đoạn hiện nay, người tiêu dùng Nhật có xu
hướng ưa thích mua hàng gốm sứ mỹ nghệ trang trí nội thất gia đình và thay vì mua cả bộ nguyên như trước thì bây giờ họ mua đơn chiếc, mặc dù mua đơn hàng thì giá sẽ cao hơn rất nhiều. Việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng Nhật là do hiện nay đang thịnh hành mốt quà tặng nhau các đồ trang trí nội thất bằng gốm sứ trong các dịp lễ tết và họ tặng cách tặng đơn chiếc để người nhận quà dễ sử dụng trong những dịp khác nhau.
Dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tiêu thụ khá dè dặt tại thị trường này. Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm chưa thích hợp người tiêu dùng Nhật Bản. Người Nhật thích những sản phẩm nhỏ, nhẹ, gọn gàng phù hợp với không gian sống của họ. Hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường Nhật Bản của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới chuyển sang sản xuất những mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo, phù hợp với thị trường này. Và điều đặc biệt quan tâm đó là chủ động nguyên liệu để luôn đáp ứng được những đơn hàng với số lượng lớn và đảm bảo nguyên liệu được giám sát, kiểm tra chặt chẽ về số lượng và chất lượng.