Ngoài các nhóm hàng chính như gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren, sơn mài công ty vẫn xuất khẩu các mặt hàng khác như hàng gia dụng, hàng bách hóa song đây là các mặt hàng đặc biệt đòi hỏi rất công phu, nguyên vật liệu rất đắt, cần sự khéo léo sáng tạo và độc đáo, hàng hóa được coi là sản phẩm của nghệ thuật và khách hàng cũng là đối tượng am hiều nghệ thuật
CHƯƠNG V:
CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NGUỒNNGUYÊN LIỆU VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦ NGUYÊN LIỆU VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN5.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 5.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
5.1.1Những thành công và kinh nghiệm đã đạt được
Tổng công ty Thương Mại Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong cả nước về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Mấy năm gần đây, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng nhanh về doanh thu, về kim ngạch xuất khẩu và đã nhiều lần được thưởng xuất khẩu ở mức cao nhất. Và điều đó được thể hiện trong những thành công sau đây mà công ty đã đạt được:
+ Những thành công:
Thứ nhất, Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
Nhật Bản của nước ta tăng trưởng khá nhanh. Với năm 2005 chỉ chiếm 1.5 Tr.USD đến năm 2010 đạt 2.6 Tr. USD. Để thực hiện được như vậy công ty đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, trong đó xúc tiến thương mại được quan tâm hàng đầu.
Thứ hai, Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu TCMN luôn được công ty quan tâm, tìm hiểu thị trường, định hướng đúng đắn cho từng mặt hàng. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có những chuyển biến tích cực, cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm sản phẩm thô trong đó mặt hàng gốm sứ có tỷ lệ xuất khẩu là khoảng 60%.
Thứ ba, Nhận thấy được xu thế phát triển của ngành hàng TCMN, ngay
nghề tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương…Cùng với đó Công ty đặc biệt quan tâm đến nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu TCMN. Công ty đã thành lập Xí nghiệp Gốm Chu Đậu, Xí nghiệp Sắt Bình Dương, nắm cổ phần chi phối công ty cổ phần sứ Bát Tràng, sáng lập và chi phối công ty mành trúc Hapro Bình Minh.
Thứ tư, Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước, mối quan hệ này có được nhờ quá trình lịch sử của mình, mối quan hệ này đang được củng cố và phát triển. Công ty có quan hệ làm ăn với trên 100 làng nghề tại 16 tỉnh thành trong cả nước. Việt Nam thường xuyên củng cố quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, cũng như quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước. Đối với các cơ sở sản xuất thành viên của công ty luôn có những chính sách ưu tiên đơn hàng, hỗ trợ tiền làm khuôn, mẫu cho các sản phẩm.
+ Về kinh nghiệm:
Đặc thù hàng TCMN là loại hàng có tính mỹ thuật cao, sản xuất theo yêu cầu của thị trường và sản phẩm phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và trình độ tay nghề của người thợ. Bởi vậy từ những thành công mà công ty đã đạt được trong phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm để phát huy hơn nữa thành công. Điều đó có nghĩa:
- Tạo ra những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn, tạo nên sản phẩm sự tinh tế và đa dạng mà không trùng lặp với đối thủ cạnh tranh để ngày một nâng cao thương hiệu hàng TCMN trên thị trường Nhật Bản mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Cùng với đó là công ty luôn chủ động nguồn nguyên liệu.
- Nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm giới thiệu ấn phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng Nhật Bản. Tham dự hầu hết
các hội chợ thương mại hàng TCMN được hiệp hội TCMN của Nhật Bản tổ chức hàng năm, nhằm quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng.
Tất cả kinh nghiệm trên đều làm cho mức độ am hiểu kinh doanh, am hiểu về thị trường của công ty nói riêng và Việt Nam nói chung là tốt hơn.
5.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công trên hàng thủ công mỹ nghệ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt là những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành mặc dù có tăng trưởng cao nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công khác còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Thể hiện ở các hạn chế sau:
- Những hạn chế:
Thứ nhất, Các doanh nghiệp ngành mây tre đan của Việt Nam nói chung và Tổng công ty Thương Mại nói riêng đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu. Điều này đòi hỏi phải nhập khẩu phần lớn nguồn mây tre thô từ Lào và Campuchia.
Thứ hai, Trong hoạt động thu mua, cung ứng sản phẩm, công ty còn phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp, chưa chủ động trong nguồn hàng. Chính những hoạt động khai thác bừa bãi, không theo quy hoạch của người dân địa phương khiến cho công ty đối mặt với tình trạng suy giảm số lượng về nguồn cung ứng mây nội địa
Thứ ba, Chất lượng sản phẩm chưa cao, các tính năng, công dụng chưa mang tính thiết thực mà hầu hết các hàng TCMN chỉ mang tính chất trang trí.
Thứ tư, Về thiết kế mẫu mã nhất là đối với sản phẩm gốm sứ còn chưa có được những sản phẩm độc đáo. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty chưa có được nhiều chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Nhật Bản. Tiếp đó, các sản phẩm TCMN Việt nam còn chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến biến dạng và hư hỏng sản phẩm và đặc biệt là chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng của khách hàng.
Thứ năm, Sự tăng trưởng kinh tế quá nóng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, nhu cầu về gỗ nguyên liệu tăng cao, hút hết về các nước này, cầu đang vượt cung, và vì vậy, chủ hàng tự làm giá. Nguyên liệu gỗ tăng là do sức ép tăng giá nhiên liệu trên thế giới, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng thêm 10 - 20 USD/m3. Dẫn đến khó khăn là trong khi giá nguyên liệu tăng cao, đầu vào cộng thêm đủ thứ chi phí, nhưng phần lớn đơn hàng xuất khẩu đã được các đơn vị ký từ cuối năm ngoái, mà thời điểm đó giá đầu ra chưa tăng.Tình trạng này làm nhiều doanh nghiệp điêu đứng.