Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Tổng Cty Thương Mại Hà Nội (Trang 27)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

4.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản

công ty Thương Mại Hà Nội.

4.1.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này để so sánh các dữ liệu giữa các thời kỳ với nhau, so sánh doanh thu, số lượng xuất khẩu tiêu thụ của từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, hoặc so sánh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Từ việc so sánh để đưa ra nhận xét về nguồn nguyên liệu với phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu với phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản trong thời gian tới.

4.1.2.3 Phương pháp chỉ số

Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm về doanh thu xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Qua đó, có thể đánh giá được sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao khả năng đáp ứng nguồn hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian sắp tới.

4.1.2.4 Các phương pháp nghiên cứu khác

Ngoài các phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên, trong qua trình nghiên cứu đề tài em còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp tổng quan tài liệu…

4.2 Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố môi trường ảnh hưởngđến phát triển xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản của các đến phát triển xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp.

4.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sangthị trường Nhật Bản thị trường Nhật Bản

Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù Nhật Bản là một thị

trường khó tính và có tính cạnh tranh cao nhưng xuất khẩu TCMN Việt Nam đã và đang thể hiện được vị thế, sức mạnh của mình trên thị trường. Điều này được thể hiện rõ thông qua quy mô và chất lượng phát triển xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua.

4.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Với các ưu thế và đặc trưng riêng của ngành hàng, hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ…Và một trong số thị trường trên thì Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng.

Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng nhóm hàng TCMN chưa đạt được mục tiêu đề như mục tiêu xuất khẩu năm 2010 là khoảng 1511Tr.USD nhưng thực tế chúng ta chỉ đạt được khoảng 1250 Tr.USD. Có rất nhiều nguyên nhân xuất khẩu TCMN thực sự đã và đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, trong khi các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí. Đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, vì thế sức mua đã giảm mạnh, giá cả của các mặt hàng cũng giảm nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan…buộc phải tạm ngưng sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu là vấn đề nổi cộm đối với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất. Trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh sản phẩm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nguyên liệu nhập khẩu đã lên tới khoảng 50 %, làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ. Song việc nhập khẩu ngày càng khó khăn do giá nguyên liệu có xu hướng tăng. Nhưng với kết quả khích lệ đạt được trong năm 2009 ( doanh thu xuất khẩu trên 1 tỷ USD) cùng những

dự báo khả quan về nền kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tiếp tục tăng.

Nhật Bản không chỉ là một thị trường lớn trên thế giới, mà còn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá đối với Việt Nam. Nhật Bản từ trước đến nay vẫn là một trong các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng thủ công mỹ nghệ và cũng có nhiều hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hàng thủ công mỹ nghệ - một trong nhóm những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc - đã và đang được thị trường Nhật Bản đánh giá cao và có tiềm năng xuất khẩu mạnh.

Năm 2007 thương mại điện tử với những lợi ích của nó đã được khai thác mạnh mẽ trong xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng mới với việc đối tác Nhật Bản mà tốn ít chi phí giao dịch hơn, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tiếp tục gia tăng khoảng 91,2 triệu USD, tăng 27,2 % so với năm 2006. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Cũng phải nói đến sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tiếp cận thị trường Nhật Bản đồng thời nỗ lực phát triển mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Cũng nhờ những nỗ lực đó của Nhà nước và sự cố gắng của các doanh nghiệp mà năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt khoảng122,6 triệu USD. Tuy nhiên, có một thực trạng không thể xét đến, trong những năm qua mặc dù giá trị xuất khẩu liên tục được gia tăng con số đó vẫn còn quá nhỏ, chỉ chiếm 1,72% tổng giá trị nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường Nhật Bản và chiếm tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2010 là 13.12 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước ta.

Điều này minh chứng rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ổn định cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm tốt và ổn định. Đây là một

trong những yếu tố đảm bảo thành công cho những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Các mặt hàng có chất lượng cao là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là nguồn nguyên liệu phải chủ động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách vay vốn từ phía Nhà nước chưa khuyến khích các doanh nghiệp tích cực hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

4.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển, kết hợp nhiều loại vật liệu với nhau như gốm thủy tinh kết hợp với mây tre cói, hàng tre cói được cải tiến mẫu mã mang tính thực dụng sát với tập quán sinh hoạt tiêu dùng của cả nước. Chất lượng hàng hóa thì ngày càng tăng cao nên hiện đang chiếm được thị phần khá lớn tại các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có thị trường Nhật Bản.

Xuất khẩu TCMN vào thị trường Nhật Bản tập trung chủ yếu là gốm sứ, gỗ mỹ nghệ sau đó là hàng mây tre, thảm, rèm mành, các sản phẩm thêu, đá quý mỹ nghệ….Hiện nay, hàng gốm sứ, gỗ mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản. Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ cũng rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ được đánh giá là mặt hàng có lợi thế trong danh mục hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Người Nhật Bản có nhu cầu sử dụng đồ gỗ rất lớn, trong năm 2007 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 28 triệu USD gỗ mỹ nghệ đó là các mặt hàng dùng làm trang trí trong nhà, sử dụng trong nhà bếp… được đánh giá là gần gũi với thị hiếu của khách hàng Nhật Bản. Năm 2009, tuy bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng mặt hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng nhanh với kim ngạch xuất khẩu khoảng 64.1 Tr.USD. Đến năm

2010 con số đó cũng vẫn tiếp tục tăng với kim ngach xuất khẩu TCMN nước ta đạt khoảng 113.3 triệu USD. Tuy nhiên, một thực trạng khá lo ngại đó là nguồn nguyên liệu gỗ càng ngày càng khan hiếm. Đó là do rừng của Việt Nam đã khai thác cạn kiệt, bừa bãi không có quy hoạch rõ ràng.Vì vậy mà ngành cần có biện pháp thúc đẩy sản xuất và thâm nhập để mở rộng thị trường Nhật Bản hơn nữa.

Sau đó là các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan cũng đang ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản chủ yếu như đĩa, chậu, ghế với công nghệ xử lý nguyên liệu làm cho màu sắc bóng đẹp, không mốc mọt, cùng với sự tăng cường phối hợp các nhiên liệu khác như kim loại màu để tăng cường phối hợp các nhiên liệu khác như kim loại màu để tăng được vẻ đẹp và tính hiện đại của sản phẩm. Các sản phẩm từ mây tre đan được khách hàng Nhật Bản rất quan tâm do xu hướng muốn gần gũi với thiên nhiên. Tuy vậy, sản phẩm này đã gặp khó khăn lớn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan…với công nghệ và kỹ thuật cao, đa dạng. Nên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ đạt khoảng 15 triệu USD năm 2005, đến năm 2010 đạt 27.4 triệu USD.

Các sản phẩm từ thêu ren và thảm do ra đời sau nên cũng chưa được ưa chuộng nhiều tại Nhật Bản nhưng cũng khoảng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây là con số tuy nhỏ nhưng là điều khích lệ đối với ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Chính vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần nghiên cứu tìm ra hướng để phát triển xuất khẩu TCMN nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Và một vấn đề rất cấp bách đối với TCMN của Việt Nam là làm thế nào để đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu TCMN phát triển và đạt được sự cân đối, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Tổng Cty Thương Mại Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w