THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
4.4.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Bằng các phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp đã được điều tra phỏng vấn ở trên thu thập số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước qua các phương pháp xử lý số liệu ta có các dữ liệu thứ cấp.
Bảng 4.2: Bảng kim ngạch xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn năm 2006 – 2010
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu Năm Tổng KNXK KNXK sang Nhật Bản Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng( %) 2006 10.6 1.5 14.1 - 2007 12.7 2.1 16.5 40 2008 15.2 1.9 12.5 -9.5 2009 14.3 2.3 16.1 21.1 2010 18.5 2.6 14.1 13 Tổng 71.3 10.4 14.6
Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006- 2010
Biểu đồ 4.1: Kim ngạch xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn năm 2006 – 2010
Nguồn:Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006- 2010
Nhìn vào bảng số liệu, ta và biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản tăng qua các năm. Kim ngạch
xuất khẩu hàng TCMN của công ty năm 2007 đạt 2.1 Tr.USD chiếm 16.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của hàng TMCN có xu hướng giảm là 1.9 Tr.USD chiếm 12.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân của sự suy giảm đó là do sự biến động của thị trường này và do kiểu dáng mẫu mã của công ty không được thay đổi phù hợp. Hơn thế nữa, TCMN Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc, Ấn Độ, v.v… Sau khi nắm bắt được nguyên nhân giảm sút công ty đã gia sức khắc phục và củng cố đến năm 2009 công ty xuất khẩu sang thị trường này đạt 2.3 Tr.USD, chiếm 16.1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.và 2.3 triệu USD vào năm 2009 tương đương 16.70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tình hình kinh tế suy thoái từ cuối năm 2009, để đạt và vượt mức kế hoạch đã thực hiện năm 2008 là cả một sự nỗ lực và cố gắng lớn của công ty.
Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2009. Bước sang năm 2010, chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với nhiều khó khăn đã và đang phải đương đầu, tuy nhiên Tổng công ty vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu là 2.62 triệu USD sang thị trường Nhật Bản. Trong 3 tháng đầu năm 2010, các khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã thể hiện rõ thông qua kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội. Riêng về mặt hàng TCMN, 2 tháng 1 và 2 năm 2010 mới xuất được với tổng trị giá 40 ngàn USD. Nguyên nhân một phần do những tháng đầu năm chủ yếu tập trung sản xuất hàng và giao hàng của các đơn hàng cuối năm 2009, các đơn hàng thường theo mùa vụ và chủ yếu tập trung vào tháng 5,6 và cuối năm (phục vụ cho Lễ Giáng sinh và mùa xuân). Khó khăn của kinh tế thế giới cũng đã tác động mạnh tới việc kinh doanh của Tổng công ty, thể hiện qua việc số lượng đặt hàng của các khách hàng nước ngoài giảm hơn so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, giá nguyên liệu và nhân công tại Việt Nam lại có xu hướng tăng, khiến cho xuất khẩu TCMN của Tổng công ty gặp rất
nhiều khó khăn. Tổng công ty phải chấp nhận mức lời thấp, thậm chí hòa vốn cho một số đơn hàng khách đặt để có hợp đồng, giữ khách hàng, cũng như tạo công ăn việc làm cho công nhân. Ngoài ra, lượng hàng tiêu thụ giảm sút đó là do nguồn nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu mà thị trường cần. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm cho ngành thủ công mỹ nghệ chưa có được nhiều đóng góp đó là chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường, mẫu mã, kiểu dáng chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.