0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

THI ĐỌC ĐỒNG THANH MỤC ĐÍCH

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Trang 45 -45 )

y- Khẩn trương lo liệu để mau đạt được điều đang rất cần

THI ĐỌC ĐỒNG THANH MỤC ĐÍCH

MỤC ĐÍCH

- Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ đã học thuộc lòng trong SGK.

- Luyện trí nhớ và trau dồi khả năng đọc đòng thanh có sự phối hợp nhịp nhành giữa các thành viên trong nhóm.

CHUẨN BỊ

- Ôn lại các bài thơ (hoặc khổ thơ) đã học thuộc lòng trong SGK - Ghi tên các bài thơ sẽ thi đọc lên bảng lớp (theo thứ tự trên).

* Chú ý: Lập các nhóm để thi đọc đồng thanh (mỗi nhóm khoảng 4, 5 người), hoặc thi theo bàn, tổ học tập; cử nhóm trọng tài (nghe và xếp loại nhóm đọc) gồm các nhóm trưởng các nhóm nghe đọc đồng thanh.

- Mỗi trọng tài có 1 bộ thẻ (A, B, C) làm bằng bìa cứng dùng để xếp loại nhóm đọc.

CÁCH TIẾN HÀNH

- Mỗi nhóm ngồi quây lại với nhau, chọn tên gọi cho nhóm (ví dụ: Sơn Ca, Hoạ Mi, Hoàn yến...) để trọng tài ghi kết quả thi đọc của nhóm lên bảng; cử nhóm trưởng điều hành hoạt động chung của nhóm và tham gia vào tổ trọng tài để đánh giá, xếp loại nhóm khác đọc.

- Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1, 2 bài thơ ghi trên bảng (mỗi bài thơ nên có ít nhất 2 nhóm thi đọc).

- Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ) theo thứ tự ghi trên bảng. Các nhóm khác theo dõi, sau đó cùng nhóm trưởng (trọng tài) chọn thẻ (A hoặc B, C) để đánh giá kết quả đọc của nhóm bạn và ghi lên bảng lớp; ví dụ:

(1) Ngày hôm qua đâu rồi? - Sơn ca: A, A, A, A, A...

- Hoạ Mi: B, B, A, B, B... - Hoàng Yến: A, A, A, A, A... v.v...

* Chú ý: Cho điểm nhóm đọc đồng thanh theo các tiêu chuẩn sau:

+ Loại A: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng, đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải.

+ Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhưng đồng thanh chưa đều (hoặc to quá hay nhỏ quá)

+ Loại C: Chưa thật thuộc bài (còn có HS trong nhóm chưa tham gia đọc hoặc đọc sai) , đồng thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt.

- Thi độc đồng thanh giữa các nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả, so sánh và xếp loại nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả so sánh và xếp loại nhóm Nhất, Nhì, ba... để động viên, khen thưởng.

* Chú ý: Có thể cho từng người xung phong lên đứng trước lớp thi đọc diễn cảm (ở lớp nhiều HS khá, giỏi) từng bài thơ (khổ thơ) đã học thuộc lòng. Tổ trọng tài ngồi ở bàn đầu để đánh giá (giơ thẻ xếp loại mỗi khi HS đọc xong), ghi chép lại kết quả để lựa chọn những học sinh đọc thuộc lòng và diễn cảm tốt trong cuộc thi.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Trang 45 -45 )

×