TUYỂN CHỌN BIÊN TẬP VIÊN MỤC ĐÍCH

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng Việt lớp 2 (Trang 26)

y- Khẩn trương lo liệu để mau đạt được điều đang rất cần

TUYỂN CHỌN BIÊN TẬP VIÊN MỤC ĐÍCH

MỤC ĐÍCH

- Luyện tập kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa câu sai thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác; trò chơi dành cho HS lớp 4, lớp 5)

- Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai quy tắc trong nói - viết Tiếng Việt

CHUẨN BỊ

- Sưu tầm một số câu sai ngữ pháp thường gặp với học sinh trong nói - viết tiếng Việt để làm "đề thi". Chép mỗi câu sai vào một mảnh giấy nhỏ (kích thước khoảng 5cm x 20cm), cho vào phong bì để giữ bí mật.

* Chú ý: Căn cứ vào yêu cầu kiến thức và kĩ năng được ra trong chương trình ngữ pháp của mỗi lớp để "ra đề", ví dụ: ở lớp 4, nên tập trung vào câu đơn (hai bộ phận chính, các bộ phận phụ); ở lớp 5, nên tiếp tục củng cố về câu đơn và tập trung vào câu ghép.

Ví dụ:

- Lớp 4

+ Buổi lao động của lớp 4C trường Tiểu học Bình Minh (Câu thiếu vị ngữ)

- Lớp 5

+ Trên những cánh đồng bát ngát màu lúa xanh. (Câu thiếu cả chủ ngữvị ngữ - chỉ có thể làm trạng ngữ)

+ Vì bão to nhưng cây không bị đổ. (Câu dùng chưa đúng cặp từ chỉ quan hệ, sai nội dung)

- Thi cá nhân hoặc chia nhóm có số người bằng nhau (tự đặt tên cho nhóm hoặc đánh số thứ tự Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3...); Cử trọng tài cầm "đề thi" và điều khiển cuộc chơi. - Mỗi cá nhân (hoặc nhóm) có sẵn giấy bút để làm bài (nếu có điều kiện, có thể chuẩn bị giấy khổ to và băng dính để dán tờ kết quả lên bảng hay lên tường cho mọi người cùng xem xét, đánh giá).

- Đồng hồ để tính thời gian (hoặc đếm từ 1 đến 30, 50... tuỳ theo quy định, đủ cho các cá nhân hoặc nhóm thi tài làm nhanh, được tuyển chọn làm "Biên tập viên").

CÁCH TIẾN HÀNH

- Trọng tài nêu yêu cầu: cần đọc kỹ câu sai, xác định rõ nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt (chỉ được thay đổ 2 - 3 từ, không viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của câu cũ), chữa lại được bằng nhiều cách khác nhau thì càng tốt (mỗi câu chữ lại đúng ngữ pháp và viết đúng chính tả, được 10 điểm).

- Trọng tài mở phong bì có "đề thi", viết lên bảng (hoặc đọc chậm) cho những người (nhóm) dự thi theo dõi (hoặc chép lại đề bài). Khi viết xong "đề thi", trọng tài hô "bắt đầu" và tính thời gian để mọi nguời làm bài (chữ lại câu sai và viết vào giấy có đề tên cá nhân hoặc số thứ tự của nhóm). Sau 3 phút hay 5 phút (hoặc đếm từ 1 đến 30 hay 50), yêu cầu tất cả dừng bút và nộp bài (hoặc đem dán lên bảng...)

- Trọng tài cùng những người chứng kiến lần lượt đọc kết quả của từng cá nhân (hoặc nhóm) để đánh giá, cho điểm và ghi lại: Mỗi câu chữa lại đúng ngữ pháp và viết đúng chính tả, được 10 điểm; câu chữa đúng những mắc lỗi về chính tá, thiếu dấu chấm cuối câu... chỉ được 5 điểm.

- Tiếp tục tiến hành như trên với "đề thi" số 2, số 3... (tuỳ thời gian tổ chức cuộc thi). Kết thúc cuộc thi, trọng tài cộng số điểm đạt được của cá nhân (nhóm) và công bố kết quả người (hoặc nhóm) cao điểm nhất, được tuyển chọn làm "Biên tập viên". (Tuỳ theo quy định tự đặt ra cho cuộc thi và kết quả thi, có thể tuyển chọn 2 - 3 người cùng đạt kết quả cao được làm "Biên tập viên")

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng Việt lớp 2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w