Quan điểm về quyền tự nhiên, chủ quyền nhân dân và khế ƣớc xã hộ

Một phần của tài liệu Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII (Trang 36)

ƣớc xã hội

* Quan điểm về quyền tự nhiên

Do sự thống trị hà khắc của nền quân chủ chuyên chế, giới quý tộc và nhà thờ thời trung cổ, các nhà tƣ tƣởng tƣ sản thời kỳ này có khuynh hƣớng muốn vứt bỏ vòng hào quang thiêng liêng của tôn giáo bao trùm lên chế độ phong kiến, tách các vấn đề nhà nƣớc và pháp luật ra khỏi tôn giáo. Khuynh hƣớng ấy đƣa đến sự ra đời của các học thuyết về pháp quyền tự nhiên, tiêu biểu là Grôxi, Xpinôda và Hôpxơ.

Grôxi (1583 - 1645), đƣợc coi là một trong những ngƣời đầu tiên nêu ra tƣ tƣởng về quyền tự nhiên. Tƣ tƣởng ấy thể hiện rõ trong tác phẩm Bàn về pháp luật của chiến tranh và hòa bình (1625), trong đó cho rằng pháp luật phải có tính tự nhiên và xác lập trên cơ sở ý chí. Với ông, tính tự nhiên của luật pháp phải gắn với bản chất con ngƣời. Bản chất đó hàm chứa trong nó tính chất căn bản - đó là: “Sự không tơ hào tài sản của ngƣời khác, cũng nhƣ việc trả lại vật dụng của ngƣời khác và bồi thƣờng những món lợi đã thu đƣợc từ đó, trách nhiệm thực hiện lời hứa, bồi thƣờng thiệt hại do mình gây ra, cũng nhƣ trừng phạt thích đáng kẻ phạm tội” [dẫn theo 60, 244]. Pháp luật phải đƣợc xây dựng trên bản tính tự nhiên của con ngƣời. Theo Grôxi, pháp luật phải đƣợc xác lập theo ý chí của nhà nƣớc, phải phù hợp với nguyên tắc pháp luật tự nhiên. Pháp luật ở đây đƣợc ông gọi là pháp luật thực định, bao gồm cả luật gia đình, luật dân sự và công pháp quốc tế. Luật pháp phong kiến hiện tồn đƣợc coi là trái với bản tính

luật của lý trí, mà thực chất đó là sự phù hợp với ý thức pháp luật tƣ sản. Quan điểm cho rằng pháp luật theo ý chí nhà nƣớc nhƣng ý chí nhà nƣớc tuân thủ quy luật tự nhiên thể hiện một sự tiến bộ của Grôxi, khi ông cố gắng tìm bản chất và nguồn gốc nhà nƣớc từ lý tính chứ không phải từ tôn giáo.

Học thuyết về quyền tự nhiên của Grôxi phản ánh quan điểm của tầng lớp tƣ sản Hà Lan lúc đó, sau này đƣợc các nhà tƣ tƣởng của cách mạng tƣ sản tiếp tục phát triển, đặc biệt là nhà triết học duy vật Xpinôda.

Baruc Xpinôda (1632 – 1677), là nhà triết học lỗi lạc ngƣời Hà Lan, cuộc đời ông có nhiều điểm gần giống vơi Xôcrát thời cổ đại. Bởi lẽ, ông bị tố cáo là vô thần và cũng say mê triết học nhƣ một lối sống. Tiếp nối tƣ tƣởng của Grôxi về pháp lý tự nhiên, Xpinôda có ý định xây dựng học thuyết chính trị của mình trên cơ sở xem xét con ngƣời là một bộ phận của tự nhiên. Theo đó, mọi hành động của con ngƣời phụ thuộc vào các quy luật chung và mỗi ngƣời đều có quyền đối với những gì trong phạm vi sức mạnh và mong muốn của mình. Tuy nhiên, mỗi ngƣời lại có những niềm say mê với những thú vui, những ham muốn trong cuộc sống của mình, và nó đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa con ngƣời với con ngƣời, dẫn đến các cuộc đấu tranh. Để hòa giải mâu thuẫn ấy, con ngƣời phải thực hiện những

chuyển giao sức khỏe và quyền của mỗi ngƣời cho nhà nƣớc và nhà nƣớc buộc con ngƣời phải sống theo các “quy luật của lý trí”. Nhà nƣớc đã ra đời để đảm bảo việc duy trì cuộc sống, thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của dân chúng.

Nhƣ vậy, cũng giống Grôxi, Xpinôda cho rằng, nhà nƣớc và pháp luật không phải do Chúa trời tạo ra mà do sự thỏa thuận giữa con ngƣời với nhau, là sự phù hợp với quyền tự nhiên và quy luật tự nhiên. Theo đó, pháp quyền tự nhiên là những quy định trong luật pháp gắn với bản tính tự nhiên

vốn có của con ngƣời, không bị chi phối bởi một thế lực hay một thần lực nào. Quyền tự nhiên của con ngƣời là do tính tự nhiên quy định, nên pháp luật tự nhiên phải bảo vệ quyền tự nhiên đó. Ông cho rằng, những quyền tự nhiên của con ngƣời cần phải đƣợc luật hóa. Pháp quyền chỉ xuất hiện khi con ngƣời từ trạng thái tự nhiên đi vào xã hội và thành lập nên nhà nƣớc. Trong mối quan hệ với nhà nƣớc và pháp luật, ông cho rằng cần phải kết hợp giữa ý chí nhà nƣớc và luật pháp để đảm bảo quyền tự do của con ngƣời. Nhà nƣớc cũng nhƣ các bộ phận của tự nhiên, đều muốn tự bảo vệ và nâng cao sức mạnh của mình, sức mạnh ấy chỉ có đƣợc khi nhà nƣớc nhận đƣợc sự đồng tình của dân chúng. Muốn vậy, nhà nƣớc phải đảm bảo duy trì cuộc sống và thực hiện việc thỏa mãn những nhu cầu của công dân. Nhà nƣớc phải thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do ngôn luận và quyền tƣ do tín ngƣỡng của con ngƣời.

Lên án chế độ quân chủ chuyên chế, Xpinôda coi hình thức nhà nƣớc tốt nhất là nhà nƣớc dựa trên chế độ dân chủ. Đây là hình thức nhà nƣớc mà quyền lợi và tự do của dân chúng đƣợc đảm bảo hơn và ông cho rằng pháp quyền tự nhiên chỉ tồn tại trong mô hình nhà nƣớc này. Nói về hình thức này, Xpinôda viết rằng, nhà nƣớc dân chủ “tự nhiên hơn cả, gần với tự do hơn cả, điều mà tự nhiên ban cho mỗi ngƣời bởi vì trong đó mỗi ngƣời chuyển giao quyền tự nhiên của mình không phải sang ngƣời khác, khi đã mất đi quyền đầu phiếu trong tƣơng lai, mà sang phần đông của toàn xã hội, mà ngƣời đó là thành viên, trên cơ sở này tất cả đều bình đẳng nhƣ trƣớc đây trong trạng thái tự nhiên” [dẫn theo, 60, 251].

Lý thuyết pháp quyền tự nhiên của Xpinoda nhằm khẳng định nhà nƣớc và pháp luật không phải do Chúa tạo ra, mà do sự thỏa thuận của con ngƣời với nhau để phù hợp và bảo vệ quyền tự nhiên vốn có của mình. Quan điểm đó của Xpinoda sau này đƣợc Môngtexkiơ kế thừa trong việc

khi có những luật quy định thì đã có những luật của thiên nhiên tạo ra sự tồn tại của chúng ta.

Tiếp tục phát triển học thuyết về quyền tự nhiên của Grôxi, Xpinôda đã đóng góp thêm vào đó những nội dung mang tính cách mạng, đƣa ra những kết luận mang tính sâu sắc hơn. Là một trong những ngƣời đầu tiên đƣa ra cơ sở lý luận để khẳng định nền dân chủ, các quyền và quyền tự do của con ngƣời, Xpinôda đã có nhiều đóng góp ý nghĩa đối với sự phát triển tƣ tƣởng chính trị tƣ sản. Quan niệm hợp lí về dân chủ và tự do của Xpinôda sau này có ảnh hƣởng rất lớn đến quan niệm của Môngtexkiơ.

Quan điểm về quyền tự nhiên, lý thuyết pháp quyền tự nhiên của Xpinoda thể hiện lập trƣờng của giai cấp tƣ sản mới lên, đấu tranh chống lại nhũng luật lệ phong kiến, xây dựng một trật tự xã hội mới phù hợp với nguyện vọng chính đáng của con ngƣời. Song, nếu nhƣ Xpinôda bảo vệ chế độ dân chủ, thì Hôpxơ lại là một trong số những đại diện tiêu biểu bảo vệ chế độ chuyên chế Anh.

Thomas Hôpxơ (1588 – 1679), là một nhà triết học duy vật tiêu biểu ở Anh thế kỷ XVII, đã khẳng định mạnh mẽ quyền tự nhiên của con ngƣời. Ông đƣợc biết đến với tác phẩm Những thành tố của luật tự nhiên và luật chính trị

(1640) và đặc biệt là hai tác phẩm Công DânLeviathan ra đời vào năm 1651.

Hôpxơ xây dựng học thuyết chính trị của mình xuất phát từ việc xem xét bản tính con ngƣời. Hôpxơ khẳng định: trong trạng thái tự nhiên con ngƣời tự do và bình đẳng. Con ngƣời có nhu cầu đƣợc bảo vệ và sống trong trạng thái hòa bình, đó là cơ sở để khẳng định quyền tự nhiên của con ngƣời. Con ngƣời sinh ra vốn tự do và về bản tính con ngƣời là độc ác vì ban đầu ai cũng có nhu cầu, ƣớc vọng, dẫn tới tự do của ngƣời này xâm phạm tự do của ngƣời khác nên đẩy họ tới việc thực hiện điều ác. Ai cũng

muốn thể hiện khát vọng và thỏa mãn nhu cầu của mình, nhƣng lại không muốn chia sẻ lợi ích của mình với ngƣời khác, nên họ có thể vì quyền lợi của mình mà chà đạp lên quyền lợi của ngƣời khác. Hôpxơ viết: Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn.

Hôpxơ còn nhận ra rằng, sự thèm muốn quyền lực là phổ biến ở hầu nhƣ mọi ngƣời. Con ngƣời luôn muốn thỏa mãn lợi ích cá nhân của mình hơn là lợi ích của xã hội. Do đó, bản tính con ngƣời theo ông là ích kỷ, khi tính ích kỷ ấy của con ngƣời phát triển mà không có sự kiểm soát thì hậu quả sẽ nhƣ thế nào? Hôpxơ cho rằng chính sự ích kỷ, tƣ lợi ấy của con ngƣời đẩy họ vào một trạng thái chiến tranh hỗn loạn, làm cho luật tự nhiên của con ngƣời bị phá vỡ. Theo Hôpxơ, xã hội là: “bellum omnium contraomnes” (cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả). Viết về trạng thái xã hội này, trong tác phẩm Leviathan ông khẳng định: Trong một môi trƣờng nhƣ thế, cuộc sống quả là cô độc, nghèo nàn, ghê tởm, tàn bạo và ngắn ngủi. Sau này Môngtexkiơ đã phê phán quan điểm đó của Hôpxơ, và cho rằng: “Hôpxơ cho rằng, ngay từ đầu con ngƣời đã kẻ này chinh phạt ngƣời khác. Nói thế là không đúng. Tƣ tƣởng về đế quốc và sự thống trị là một tƣ tƣởng phức tạp, phụ thuộc vào nhiều tƣ tƣởng khác chứ không phải là tƣ tƣởng phát sinh ban đầu” [38, 42].

Từ bản tính của con ngƣời và từ trong chính cuộc đấu tranh của con ngƣời, để bảo vệ tính mạng và cuộc sống của mình, con ngƣời thỏa thuận với nhau và đi đến kí kết khế ƣớc xã hội, kết quả là nhà nƣớc xuất hiện. Khế ƣớc xã hội đã đƣa xã hội chuyển từ giai đoạn tự nhiên sang giai đoạn xã hội công dân (trạng thái có nhà nƣớc). Nhà nƣớc là sự thỏa thuận chung theo khế ƣớc do bản thân nhân dân sáng tạo ra. Nhà nƣớc - con quái vật khổng lồ Leviathan nắm trọn quyền lực tối cao có đƣợc từ sự chuyển

mình và nhà nƣớc sẽ làm giảm những khát vọng tự nhiên thái quá của con ngƣời nhằm đƣa đến một trật tự xã hội ổn định.

Với tƣ cách là một tổ chức chính trị xã hội đặc biệt, nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, thậm chí còn can thiệp sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy hay cản trở quyền tự do bình đẳng của xã hội bằng một hệ thống luật lệ gọi là luật pháp. Hôpxơ có quan niệm về các hình thức nhà nƣớc: chính thể quân chủ, chính thể cộng hòa và chính thể quý tộc, trong đó ông ủng hộ chính thể quân chủ.

Xuất phát từ việc xem xét bản tính tự nhiên của con ngƣời, những quan điểm của Hôpxơ về quyền tự nhiên của con ngƣời, về xã hội công dân, khế ƣớc xã hội là một đòn giáng mạnh vào các lý thuyết thần thánh hóa nhà nƣớc. Quan điểm của Hôpxơ cũng nhƣ Xpinôda phản ánh nguyện vọng của giai cấp tƣ sản đang lên, đối lập với các tƣ tƣởng có tính chất bảo thủ của thần học kinh viện thời trung cổ. Những tƣ tƣởng triết học của Grôxi, Xpinôda và Hôpxơ về quyền tự nhiên có ảnh hƣởng lớn đến tƣ tƣởng về chủ quyền nhân dân, khế ƣớc xã hội, tƣ tƣởng về nhà nƣớc và pháp luật của các nhà tƣ tƣởng Tây Âu thời kỳ cận đại.

*Quan điểm về chủ quyền nhân dân

Hôpxơ cũng là một trong những ngƣời đầu tiên đề cập đến tƣ tƣởng về chủ quyền nhân dân. Ở tác phẩm Leviathan, Hôpxơ cho rằng, một khi nhà nƣớc không đảm bảo đƣợc an ninh cho công dân - nguyên nhân duy nhất cho sự tồn tại của nó, thì ngƣời dân có quyền tách ra khỏi sự ràng buộc bởi khế ƣớc xã hội, giành lại quyền tự nhiên cho mình, đó chính là sự giành lại chủ quyền của mình. Để đƣợc bảo vệ, ngƣời dân có quyền tìm kiếm một hình thức nhà nƣớc khác có khả năng đáp ứng độ tin cậy của họ. Quan điểm của Hôpxơ về nhà nƣớc và pháp luật, về vai trò và quyền lực nhà nƣớc, về khế ƣớc xã hội, về quyền công dân…đƣợc các nhà tƣ tƣởng

thời kỳ sau kế thừa, phát triển và hoàn thiện, đặc biệt trong đó phải kể đến G.Lôccơ, S.L Môngtexkiơ và G.G. Rutxô.

G. Lôccơ là một nhà tƣ tƣởng vĩ đại ngƣời Anh thành công ở lĩnh vực chính trị và pháp luật, ông đƣợc xem là một trong những cội nguồn của tri thức của phong trào Khai sáng châu Âu. G.Lôccơ nghiên cứu khoa học tự nhiên, y học, triết học và quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực chính trị cũng nhƣ luật học. Các tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền của ông đƣợc trình bày chủ yếu trong Khảo luận thứ hai về chính quyền (1689). Tác phẩm là một chuyên luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích của chính quyền dân sự.

Trong tác phẩm, ông đã lý giải sự hình thành nhà nƣớc là nhằm giải quyết xung đột giữa trạng thái tự nhiên và trạng thái chiến tranh của con ngƣời. Con ngƣời tự thỏa thuận liên kết với nhau trong một cộng đồng nhằm đảm bảo an ninh và cuộc sống cộng đồng, thỏa thuận đó là khế ƣớc xã hội và nhà nƣớc ra đời trên cơ sở đó. Ông cho rằng, mục đích của việc thiết lập nhà nƣớc là hƣớng tới hạnh phúc nhân dân, hạnh phúc nhân dân là luật tối cao của mọi chính quyền. G.Lôccơ coi nhân dân là lực lƣợng quan trọng nhất trong giới hạn quyền lực nhà nƣớc. Theo ông dân chúng không chuyển giao hết quyền lực của mình cho nhà nƣớc, mà họ vẫn giữ lại một phần cho mình. Khi chính quyền gây ra những sai lầm vi phạm quyền tự nhiên của nhân dân, không làm hết thẩm quyền thì nhân dân sẽ sử dụng một đăc quyền của mình trong tay, đó là “quyền nổi loạn”, phế truất chính quyền hiện tại, thành lập chính quyền mới. Ví dụ, nhà vua sẽ bị tƣớc bỏ quyền lực, nếu vua tự ý ban hành pháp luật mà không có ý kiến của nghị viện; hay nếu vua tự ý thay đổi chế độ bầu cử thì nhân dân có quyền cầm lấy vũ khí chiến đấu, bảo vệ chủ quyền và quyền công dân của mình. Học thuyết chính trị của G. Lôccơ có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của hệ tƣ

Rutxô đã kế thừa tƣ tƣởng của các vị tiền bối và bổ sung học thuyết về nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản những điểm mới sâu sắc hơn, trong đó có tƣ tƣởng về chủ quyền nhân dân.

G.G Rutxô là một trong những ngọn cờ tƣ tƣởng của thế kỷ “Ánh sáng Pháp”, ông có đóng góp to lớn vào việc phát triển các học thuyết chính trị. Nếu nhƣ Môngtexkiơ bảo vệ tƣ tƣởng quân chủ lập hiến, tƣ tƣởng đại diện nhân dân, thì Rutxô tiến xa hơn, coi nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của mình là tƣ tƣởng về chủ quyền nhân dân. Ông giải thích sự hình thành nhà nƣớc và xã hội trên quan điểm thuyết tự nhiên và thỏa thuận xã hội. Con ngƣời trong trạng thái tự nhiên theo ông là tự do bình đẳng, nhƣng vì cuộc sống phải đấu tranh với thiên nhiên, với môi trƣờng sống nên sự tự do tự nhiên ấy bị lạm dụng, dẫn đến xung đột, mất ổn định xã hội. Để thoát khỏi tình cảnh đó, con ngƣời cần phải liên kết thành một lực lƣợng đƣợc điều khiển bằng một động cơ chung, khiến mọi ngƣời hành động một cách hài hòa, đó chính sự hình thành những “Khế ước” - quy định để giải quyết các vấn đề cộng đồng. Nhƣ vậy khế ước xã hội là luật chung thể hiện ý chí chung của một cộng đồng ngƣời, ở đó quyền lực luôn thuộc về nhân dân.

Trong khế ước xã hội, mỗi ngƣời trao quyền công dân của mình cho lãnh đạo tối cao mang ý chí chung và do đó trở thành thành viên của nó. Toàn bộ quyền lực đƣợc chuyển giao cho bộ phận cầm quyền đƣợc thiết

Một phần của tài liệu Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)