phi tôn giáo của Makiaveli thời Phục hƣng
Thời kỳ trung cổ là một giai đoạn phát triển khác biệt trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Xu hƣớng giáo phụ học và kinh viện đã chi phối thế giới quan của các nhà triết học cũng nhƣ các nhà hoạt động xã hội. Giáo hội và nhà thờ đã đƣa ra các học thuyết nhằm biện giải cho sự bất công xã hội. Có
ngƣời cho rằng do sự ngự trị của bóng đêm thần học trong hàng ngàn năm trung cổ, nên thời kỳ này không có mầm mống tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền. Cũng có ngƣời cho rằng vẫn ẩn giấu những mầm mống tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ngay trong chính các nhà thần học, bởi tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền chính là những tƣ tƣởng tiến bộ, hƣớng đến bình đẳng, công bằng, dân chủ. Dù trong hoàn cảnh xã hội nhƣ thế nào thì những tƣ tƣởng đó vẫn tồn tại dƣới một số hình thức nhất định. Thực ra, chính trong sự thống trị của nhũng đạo luật hà khắc thời trung cổ ấy, vì bị mất đi quyền tự nhiên, mất đi tự do cá nhân…nên mới tất yếu dẫn đến yêu cầu giải phóng con ngƣời, và các nhà tƣ tƣởng là những ngƣời đầu tiên nói lên tiếng nói chống đối lại những đạo luật đó. Từ những học thuyết chính trị thần quyền thời trung cổ đã đƣa đến những tƣ tƣởng về quyền tự nhiên, về chủ quyền nhân dân, về nhà nƣớc và pháp luật của các nhà triết học - chính trị sau này. Vì thế, có thể coi tƣ tƣởng thần quyền thời trung cổ và học thuyết chính trị phi tôn giáo của Makiaveli thời Phục hƣng là một trong những cơ sở lí luận cho sự ra đời của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII.
Trƣớc hết là học thuyết chính trị thần quyền của Augustinô.
Augustinô (354 - 430) đƣợc coi là đỉnh cao của triết học thời kỳ các giáo phụ. Ông đƣợc các giáo sỹ coi là “Thánh”. Nhà nghiên cứu M.Gradman từng nhận định: “Ảnh hƣởng của thời kỳ các giáo phụ đối với triết học trung cổ đồng nghĩa với việc kế thừa và phát triển những di sản của Augustinô trong thời trung cổ” [dẫn theo 26, 37].
Augustinô để lại một kho tàng tác phẩm quý giá, ngay cả khi vƣơng quốc La Mã suy tàn, các tác phẩm của ông vẫn trở thành bất hủ, đó là nguồn tƣ liệu quý đối với triết học và tôn giáo phƣơng Tây. Trong số đó có
tác phẩm Thành đô của thượng đế đƣợc coi là chứa đựng nhiều tƣ tƣởng sâu sắc về nhà nƣớc và các vấn đề lịch sử xã hội.
Bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, Augustinô khẳng định chế độ nô lệ là do Chúa định. Màu sắc tôn giáo nhuốm đậm trong học thuyết về nhà nƣớc của Augustinô khi ông cho rằng: Sở hữu cá nhân, bất công xã hội; xã hội có kẻ giàu ngƣời nghèo là do “ý Chúa”. Ông nói: “Sinh ra ngƣời giàu là để giúp ngƣời nghèo, sinh ra ngƣời nghèo là để thử thách ngƣời giàu” [dẫn theo 60, 128]. Ông đƣa ra lời khuyên cho nô lệ là hãy cam chịu phục vụ chủ nô của mình, không nên chống lại vì đó là sự trừng phạt tội lỗi trƣớc Chúa. Theo đó, quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc thực hiện nhƣ một thứ quyền lực phục vụ, thực ra đó là sự phục vụ quyền lực thần quyền. Và rõ ràng, Augustinô đã dùng vỏ bọc tôn giáo để che đậy ý đồ bảo vệ sự vĩnh cửu của chế độ bóc lột.
Trong tác phẩm Thành đô của thượng đế, Augustinô đã phân tích mối tƣơng quan giữa nhà thờ và nhà nƣớc. Ông cho rằng: trong thế giới có sự tồn tại của “hai đô thành”: “đô thành của thượng đế” (giáo hội) và “đô thành trần gian” (nhà nƣớc). Giáo hội đƣợc coi là vƣơng quốc ngàn năm, cao hơn “đô thành trần gian” là nhà nƣớc. Nhà nƣớc phải phụ thuộc vào giáo hội, nếu không sẽ là nhà nƣớc cực quyền, không khác gì những băng nhóm kẻ cƣớp.
Tuy nhiên, cũng theo cách lý giải của Augustinô, sự không tƣơng thích giữa hai đô thành không phải là sự không tƣơng thích giữa giáo hội và nhà nƣớc, mà thực chất ông đang nói đến một cộng đồng theo ý của Chúa trời hay đi ngƣợc lại ý của Chúa trời. Theo đó, cộng đồng theo ý chí của Thiên Chúa là những ngƣời mộ đạo, đề cao tình yêu lý trí, yêu kính Chúa quên thân mình, đó là cộng đồng có trật tự, là cộng đồng lý tƣởng
mọi ngƣời thƣơng yêu nhau, còn cộng đồng đi ngƣợc lại ý Chúa chỉ ham mê thƣởng thức những lạc thú vật chất, yêu bản thân mình hơn yêu Chúa. Sống trong vƣơng quốc của Chúa là những con ngƣời suốt đời tuân thủ những quy định vĩnh hằng của Chúa trời, sống trong tình yêu thƣơng của Chúa thông qua một trật tự lý tƣởng. Augustinô hƣớng tới xây dựng một nhà nƣớc của sự hợp quần nhân loại, nhà nƣớc ấy hƣớng con ngƣời tới sự bình an, hƣớng tới ý chí Chúa trời.
Thuyết của Augustinô về nhà nƣớc thực chất là sự bảo vệ đế chế thần quyền. Tuy nhiên ông cũng thể hiện sự tiến bộ khi cho rằng, sự sa sút về phẩm chất và tƣ cách nhà cầm quyền là nguyên nhân sụp đổ nhà nƣớc. Phẩm chất cá nhân con ngƣời nắm quyền lực nhà nƣớc, chi phối sự tồn tại của nhà nƣớc. Đồng thời ông mong muốn xây dựng một nhà nƣớc hƣớng tới sự bình an cho con ngƣời.
Tômát Aquinô (1225 - 1274) là một nhà thần học, một nhà triết học có nhiều đóng góp đối với lịch sử tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, pháp quyền thời trung cổ. Với lập trƣờng duy tâm thần học, ông cho rằng: Thế giới đƣợc xây dựng trên những hình thức tôn ti thánh thần, đứng đầu tôn ti đó là Chúa. Ông tuyên truyền cho sự thống trị của nhà thờ đối với công dân và khẳng định đó là quyền lực tối cao của xã hội. Tômát Aquinôđã thần thánh hoá thể chế đẳng cấp phong kiến đƣơng thời.
Vì sao con ngƣời cần tới luật pháp? Tômát Aquinô suy luận: Trong bản chất con ngƣời còn tiềm ẩn rất nhiều xung lực, những xung lực này cần phải đƣợc lái theo một đƣờng hƣớng đúng, do vậy cần tới giáo dục. Thanh thiếu niên thì có thể bố mẹ quán xuyến đƣợc, còn những kẻ hỗn láo, vô lễ thì phải dùng tới những hình phạt của xã hội, thậm chí phải dùng quyền lực nhà nƣớc để ngăn chặn. Hơn thế, thông qua luật pháp con ngƣời trở thành
một sinh linh cao quý, nếu không con ngƣời chỉ là súc vật. Vì thế con ngƣời không thể không cần đến luật pháp.
Theo Tômát Aquinô, luật đƣợc định nghĩa nhƣ là một trật tự đƣợc xác lập bởi lý trí nhằm phục vụ lợi ích xã hội và đƣợc ngƣời uỷ thác thay mặt cộng đồng công bố. Đề cao vai trò của luật pháp ông cho rằng, chính luật pháp sẽ đem lại cho xã hội một trật tự mà ở đó con ngƣời có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tômát Aquinô đƣa ra quan điểm phân chia luật thành hai loại là “luật tự nhiên” và “luật thành văn”. Sự kết hợp giữa hai luật này tạo thành bốn loại luật khác nhau:
1.“Luật vĩnh cửu” (thần luật tự nhiên): Là cơ sở cho tự nhiên và xã hội, là trật tự của toàn thế giới; ông nói: chính trí tuệ của Thiên Chúa điều hành thế giới.
2.“Luật tự nhiên” (nhân luật tự nhiên): Là sự phản chiếu luật vĩnh cửu bằng lý trí của con nguời, nhƣ quy luật bảo tồn nòi giống và quy luật chung sống của con ngƣời.
3. “Nhân luật” (nhân luật thành văn): Là pháp luật phong kiến hiện hành, phản ánh những đòi hỏi của luật tự nhiên đƣợc rút ra từ trí tuệ của Chúa. Sở dĩ có luật này theo ông vì con ngƣời suy đồi nên sinh ra “ý chí méo mó”,nên cần buộc họ phải có đạo đức bằng cách dùng vũ lực và trừng phạt để đe doạ. Mọi sự phản kháng luật đó đều đƣợc coi là “trọng tội”.
4. “Thần luật” (thần luật thành văn): Đó là luật của Kinh thánh hƣớng dẫn con ngƣời đạt tới chân lý và công bằng.
Nhân luật không đƣợc phản tự nhiên, nghĩa là ngƣời cầm quyền không đƣợc cấm thần dân đƣợc sống, hôn nhân và sinh đẻ. Tuy nhiên luật thành văn vẫn có lợi cho các vua chúa phong kiến để ràng buộc giai cấp nông nô và xã hội. Có một điểm đƣợc xem là tích cực của Tômát Aquinô là trong
quan điểm của ông về các quan hệ phong kiến, chúa phong kiến không đƣợc giết nông nô nhƣ quan hệ chủ nô – nô lệ trƣớc đây.
Trong học thuyết về nhà nƣớc, Tômát Aquinô cũng thể hiện rõ sự chịu ảnh hƣởng của Arixtốt, nhƣ nhà nghiên cứu Baeumke từng nhận định: “không có ai chịu ảnh hƣởng sâu nặng bởi học thuyết xã hội của Arixtốt nhƣ Tômát Aquinô” [dẫn theo 26, 262]. Điều này biểu hiện ở chỗ, trong khi lý giải nguồn gốc ra đời của nhà nƣớc, hai ông đều cho rằng, bản chất con ngƣời là một sinh linh xã hội, không thể sống đơn lẻ một mình mà phải sống trong cộng đồng. Sống trong cộng đồng con ngƣời cần có lý trí và nó cho phép con ngƣời thực hiện những sáng tạo, khám phá quy luật cuộc sống. Trong đời sống cộng đồng sẽ nảy sinh những vấn đề và để duy trì trật tự cần phải có một quy pháp chung, đƣợc thực hiện từ gia đình đến làng xã, từ bộ tộc tới nhà nƣớc, sự cố kết đó hình thành nhà nƣớc.
Mục đích tối cao của nhà nƣớc là tạo điều kiện để mọi ngƣời đạt đƣợc lý tƣởng cao đẹp của mình hạnh phúc bên đức Chúa. Nhà nƣớc tạo điều kiện để các công dân đảm nhận những trọng trách tôn giáo và nhƣ vậy nhà nƣớc không chỉ thực hiện mục đích trần thế mà còn thực hiện mục đích siêu trần thế. Quan điểm đó thể hiện ý đồ bảo vệ sự thống soái của các đạo luật giáo hội của nhà thần học Tômát Aquinô.
Ngoài ra, ông còn bàn về “bản chất của chính quyền”. Theo đó, bản chất của chính quyền là trật tự điều hành và tuân thủ do chúa quy định, nó bao gồm ba yếu tố là bản chất, nguồn gốc và việc sử dụng. Trong các thể chế quân chủ, quý tộc, tập đoàn thống trị và chuyên quyền, Tômát Aquinô cho rằng quân chủ là hình thức nhà nƣớc tối ƣu nhất. Tuy nhiên sự ảnh hƣởng sâu nặng các học thuyết của Arixtốt đã đƣa Tômát Aquinô đến kết
thức nhà nƣớc bạo Chúa, cho rằng đó là hình thức nhà nƣớc tồi tệ nhất nhƣng cũng phê phán việc giết chết bạo chúa.
Lập trƣờng thần học luôn chi phối quan điểm của Tômát Aquinô về mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội. Ông cho rằng chính giáo hội quy định nhà nƣớc và ngƣời đứng đầu giáo hội mới là ngƣời quyết định cuối cùng mọi công việc. Tuy nhiên ông không cho rằng giáo hội thống trị nhà nƣớc một cách tuyệt đối mà chừng nào luật trần thế mang tính nhất thời hƣớng tới luật siêu trần thế vĩnh cửu thì phải chịu sự chi phối của luật siêu trần thế.
Tóm lại, trong thời kì trung cổ ở phƣơng Tây, hệ tƣ tƣởng thần học đã trở thành tƣ tƣởng thống trị, ảnh hƣởng và chi phối các lĩnh vực khác nhau, trong đó có chính trị. Nhận thấy vai trò của nhà nƣớc và luật pháp, nhƣng các nhà thần học luôn chứng minh quyền lực nhà nƣớc nằm dƣới sự điều hành của Chúa. Họ đã viện đến Chúa để giải quyết những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết trong các quan niệm chính trị - xã hội. Vì thế, những vấn đề về chủ quyền nhân dân, về tự do, về luật pháp và pháp quyền vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Ănghen nhận định về vấn đề này: “Trong tay bọn giáo sĩ, chính trị, luật cũng nhƣ tất cả các ngành của các khoa học khác, vẫn là những ngành của khoa thần học và những nguyên lí giá trị thần học cũng đƣợc áp dụng cho chính trị và thần học” [36, 193].
Tuy nhiên, cũng chính những ƣu điểm và hạn chế đó của các nhà chính trị thời kì này đã đƣa đến nhu cầu cần phải có hƣớng giải quyết khác, và sự thật nó đã đƣợc giải quyết ở thời kỳ Phục hƣng. Thời kì Phục hƣng đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XVI đã đem lại một sức mạnh thời đại, một diện mạo mới sau giai đoạn “đêm trƣờng” đúng nhƣ tên gọi của nó. Thời kì này, cùng với những thành tựu trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, trên bình diện triết học chính trị cũng đƣợc đánh dấu những mốc son trong
lộ trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Mốc son ấy đƣợc đánh dấu bằng việc gạt bỏ những giáo lý của nhà thờ ra khỏi đời sống con ngƣời, đề cập đến quyền tự do, quyền công dân, đòi tách tôn giáo khỏi nhà nƣớc, tách nhà thờ ra khỏi trƣờng học và nhà nƣớc đƣợc xem là một lĩnh vực độc lập.
Thực hiện bƣớc đột phá ấy trong lĩnh vực chính trị là Nicôlô Makiaveli (1469 - 1527) - “ông tổ của chính trị học” [24, 309] . Ông là một nhà tƣ tƣởng đƣợc Ănghen đánh giá: “là một nhà chính trị, một nhà sử học, nhà thơ, đồng thời là tác giả đầu tiên viết về đề tài quân sự đƣợc nêu tên trong thời kì cận đại” [35, 460]. Bên cạnh những tác phẩm nhƣ Luận về sách lịch sử La Mã của Livi (1517), Nghệ thuật chiến tranh (1520), Cải cách ở Florence (1520), thì Quân vương (1513) là tác phẩm giữ vị trí quan trọng, đƣợc coi là tác phẩm đầu tiên đặt nền tảng cho chính trị học hiện đại.
Qua các tác phẩm của mình, Makiaveli đã bác bỏ sự chi phối của thần quyền đối với cuộc sống hiện thực con ngƣời, bƣớc đầu phác hoạ các thiết chế trong đời sống xã hội. Đồng thời qua tác phẩm, Makiaveli đã viết lên một “cẩm nang” để giúp nhà cầm quyền củng cố địa vị của mình. Tƣ tƣởng này đã có ảnh hƣởng nhất định tới việc ra đời của những tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII. Những nhận xét của Makiaveli về bản tính mƣu mô, quỷ quyệt của con ngƣời đã ảnh hƣởng lớn đến quan niệm về nhà nƣớc của Hôpxơ trong Leviathan
(1651). Cũng trong Quân vương, việc Makiaveli sử dụng phƣơng pháp đƣa ra kết luận trên cơ sở những ví dụ trong thực tế đã có ảnh hƣởng đến phƣơng pháp mà S.L Môngtexkiơ đã áp dụng để viết lên tác phẩm nổi tiếng
Tinh thần pháp luật (1748 ). Sau này, phƣơng pháp đó đƣợc sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu chính trị học hiện đại.
Makiaveli đã luận chứng cho tính độc lập của các lĩnh vực chính trị khi giải quyết mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, đạo đức. Theo ông, đạo đức và tôn giáo nghiên cứu trách nhiệm của công dân với nhau trong xã hội, còn đối tƣợng của chính trị là vấn đề quyền lực, chúng có sự khác nhau căn bản. Tuy vậy, ông vẫn không phủ nhận vai trò của tôn giáo nói chung. Ông cho rằng tôn giáo cần thiết cho việc thiết lập kỉ luật quân sự, đảm bảo trật tự xã hội, nếu ngƣời lãnh đạo biết lợi dụng tình cảm tôn giáo của những ngƣời dân ngoan đạo. Tôn giáo là vũ khí trong tay nhà nƣớc, trợ giúp việc củng cố chính quyền thế tục. Quan điểm này đã in dấu ấn lên quan niệm về thần quyền và thế quyền của Môngtexkiơ sau này, khi ông luận giải về “pháp luật trong tƣơng quan với tôn giáo”. Cũng nhƣ Makiaveli, S.L Môngtexkiơ khẳng định chính trị và tôn giáo là hai lĩnh vực riêng biệt, không cùng chung đối tƣợng nhƣng lại có mối quan hệ với nhau. Vậy nên nhà cầm quyền phải biết kết hợp hài hòa hai lĩnh vực đó để thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình.
Makiaveli còn có đóng góp quan trọng trong lý luận về người cầm quyền. Trong tác phẩm Quân Vương ông khẳng định, một thủ lĩnh chính trị chỉ có thể có đƣợc sức mạnh quân sự khi chú ý tới tâm lí, các đặc điểm tƣ duy, các nguyên tắc đạo đức, những ƣu điểm và khuyết điểm của ngƣời khác. Ông cũng xác định sự ủng hộ của dân chúng là lực lƣợng sẽ đƣa “một cá nhân công dân trở thành một quân vƣơng”, nhƣng cũng có thể là lực lƣợng