Quan điểm về nhà nƣớc và pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII (Trang 77 - 85)

Những tƣ tƣởng về quyền tự nhiên và chủ quyền nhân dân, về khế ƣớc xã hội và sự phân quyền của các nhà triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII đã trình bày trên đây chƣa trực tiếp nói đến khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, nhƣng những ý tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong đó đã gián tiếp đƣa đến sự ra đời tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền mà sau này Kant và Hêghen kế thừa và phát triển.

Những đúc rút về các vấn đề nhà nƣớc, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng của các nhà triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII thể hiện trƣớc hết ở quan điểm về vấn đề chính quyền của G. Lôccơ. Đây là vấn đề chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong quan niệm của ông về nhà nƣớc. Nhƣ đã trình bày trong phần 2.1.1. Quyền tự nhiên và chủ quyền nhân dân, G. Lôccơ luôn khẳng định các quyền thiêng liêng không thể từ bỏ đƣợc của con ngƣời là: tự do, bình đẳng và tƣ hữu, các quyền đó không thể bị tƣớc đoạt. Nhà nƣớc ra đời là để bảo vệ các quyền tự nhiên và không đƣợc xâm

sự đồng thuận chung của mọi ngƣời – “khế ƣớc xã hội ” để liên kết những ngƣời trong một cộng đồng lại với nhau, tạo ra sức mạnh, giữ gìn an ninh trật tự lớn hơn cho cộng đồng. Ông nói: mục đích lớn và chính của việc con ngƣời kết hợp tạo thành các quốc gia và đặt mình dƣới sự cai trị của chính quyền là việc bảo vệ tài sản của họ. Thuật ngữ tài sản đƣợc G. Lôccơ hiểu là “sinh mạng, tự do và bất động sản, mà tôi gọi bằng một tên chung là tài sản” [dẫn theo 54, 221].

Để tài sản đƣợc bảo vệ, nhà nƣớc cần có công cụ để thực hiện - đó là luật pháp. Trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự, G. Lôccơ khẳng định vai trò không thể thay thế đƣợc của luật pháp. Luật pháp đƣợc đề ra không phải là bất biến mà luôn phải bổ sung những điều luật mới cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Thiếu vắng luật pháp hoặc luật pháp bị một số ngƣời lợi dụng sẽ gây hại đến sự phát triển xã hội. G. Lôccơ nói: “Nơi nào không có luật pháp, nơi đó không có tự do. Vì quyền tự do là tự do trƣớc sự kiểm tỏa và xâm phạm của ngƣời khác, là điều sẽ không thể có ở nơi không có luật pháp” [20, 93]. Pháp luật là công cụ cơ bản quy định việc giữ gìn và mở rộng tự do cá nhân tránh khỏi tùy tiện và ý chí độc đoán của những ngƣời xung quanh. Sự tùy tiện mà G. Lôccơ chỉ ra không phải là những ngƣời công dân với nhau mà đó là sự xâm phạm từ phía quyền lực nhà nƣớc đối với quyền lực tự do của con ngƣời và pháp luật, nguyên nhân sâu sa chính là sự đặc quyền đặc lợi của ngƣời cầm quyền.

G. Lôccơ chống lại quan điểm của T. Hôpxơ về tính chất tuyệt đối không hạn chế của quyền lực nhà nƣớc. T. Hôpxơ chủ trƣơng một nhà nƣớc mạnh có quyền lực vô biên để đảm bảo an ninh công cộng và cho rằng độc tài chuyên chế còn hơn tình trạng vô chính phủ. Thực chất đó là

hình thức nhà nƣớc quân chủ chuyên chế tuyệt đối, vì nó sẽ xâm phạm quyền tự nhiên của con ngƣời, nhất là quyền sở hữu tài sản. G. Lôccơ coi chế độ quân chủ chuyên chế là hoàn toàn không phải hình thức chính quyền dân sự gì cả. G. Lôccơ cho rằng việc nhà nƣớc có sự độc quyền vũ lực là mối nguy hiểm đối với tự do của ngƣời dân. Ông viết: “Nơi nào luật pháp chấm dứt, nơi đó sự chuyên chế bắt đầu, khi mà luật pháp đó bị vƣợt lên để gây hại cho ngƣời khác; và bất kỳ ai có một uy quyền vƣợt quá quyền lực đã đƣợc trao bằng luật pháp, dùng vũ lực mà ông ta có để đặt nó dƣới mệnh lệnh của mình, nhằm mƣu đồ trên thần dân – điều mà luật pháp không cho phép, thì ông ta đã chấm dứt tƣ cách của một quan cai trị mà không có thẩm quyền, có thể bị chống đối nhƣ bất kỳ ai khi ngƣời đó dùng vũ lực để xâm đoạt quyền lợi của ngƣời khác” [20, 264 - 265].

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thiết kế một nhà nƣớc không thể lạm quyền? Lôccơ đƣa ra giải pháp đó là sự phân quyền. G. Lôccơ chủ trƣơng phân quyền giữa lập pháp và hành pháp, sau này S.L Môngtexkiơ bổ sung thêm tƣ pháp thành “Tam quyền phân lập”. Là ngƣời khởi thảo ra học thuyết về sự phân quyền, G. Lôccơ dƣờng nhƣ khẳng định một sự phân công lao động hợp lý, ở đó quyền lập pháp là quyền tối cao luôn thuộc về nhân dân.

Thực chất trong quan niệm về sự phân quyền của G. Lôccơ, có tƣ tƣởng hạn chế quyền lực nhà vua. Ông khẳng định khả năng “đảo chính” trong quốc gia nếu chính phủ vi phạm quyền tự nhiên của con ngƣời. Khi đó, nhân dân sẽ lập lên một nhà nƣớc mới thay thế nhà nƣớc cũ, đó gọi là “sự giải thể của chính quyền”. Theo G. Lôccơ nhà nƣớc do con ngƣời lập ra thì con ngƣời cũng có quyền loại bỏ nó nếu nó vi phạm quyền tự nhiên của con ngƣời. Đây là những điểm độc đáo, mang tính cách mạng, tiến bộ

Các vấn đề về nhà nƣớc và pháp luật đƣợc G. Lôccơ trình bày rõ trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, trong đó kịch liệt lên án sự áp bức bất công, nô dịch về mặt tinh thần mà mà chế độ phong kiến đã thực hiện. Khẳng định tính tất yếu của việc đề cao vai trò của pháp luật, G. Lôccơ còn cho rằng muốn pháp luật có đƣợc tính tối cao thì các đạo luật phải khách quan, thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do cá nhân, thừa nhận sự phân chia quyền lực nhà nƣớc để tránh nguy cơ lạm quyền. Từ những quan niệm này, có thể coi G. Lôccơ là ngƣời đặt nền móng cho việc hình thành hai nguyên tắc mới: cá nhân công dân đƣợc “làm tất cả những gì mà luật không cấm”, còn cơ quan nhà nƣớc “chỉ đƣợc làm những gì mà luật cho phép”.

Tƣơng tự nhƣ vậy, với tinh thần đề cao vai trò của pháp luật, S.L Môngtexkiơ đã bàn đến sự ra đời của pháp luật, thể hiện trong tác phẩm

Tinh thần pháp luật. Ông theo khuynh hƣớng coi sự xuất hiện của nhà nƣớc và pháp luật là có tính lịch sử. Theo ông, sự phong phú của các đạo luật và thể chế không phải là kết quả của sự “tùy tiện, hoang tƣởng của con ngƣời, mà gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể” [60, 313]. Con ngƣời không thể sống ổn định mãi trong trạng thái tự nhiên. Khi thoát khỏi trạng thái tự nhiên, những bất ổn trong cộng đồng đã đƣa đến chiến tranh loạn lạc, xã hội không có trật tự. Vì thế, cần phải có một thể chế pháp luật để mang lại sự ổn định, trật tự cho xã hội.

Theo cách lý giải của S.L Môngtexkiơ, nhà nƣớc trƣớc hết là một cộng đồng ngƣời mà ở đó quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, cũng nhƣ quan hệ giữa ngƣời với vật, đều đƣợc quy định bởi luật pháp - bởi những quy phạm pháp luật nhất định. Sự xung đột giữa con ngƣời với con ngƣời đòi hỏi phải thiết lập luật pháp giữa ngƣời với ngƣời, trên cơ sở đó nhà nƣớc xuất

viên trong xã hội cũng nhƣ giữa các quốc gia. Đặc biệt đề cao vai trò của pháp luật, S.L Môngtexkiơ viết: “Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu trong bản chất của sự vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có luật của nó. Thế giới thần linh, thế giới vật chất, những trí tuệ siêu việt, cho đến các loài vật và loài ngƣời đều có luật của mình” [50, 39].

Đánh giá vai trò quan trọng của luật pháp, S.L Môngtexkiơ khẳng định tính rành mạch, rõ ràng của hệ thống luật pháp, thể hiện khi ông đặt vấn đề soạn thảo luật, các luật đƣợc soạn thảo phải là các luật thành văn. Tinh thần của pháp luật hay bản chất của hệ thống luật pháp do đó trở thành điểm khởi đầu và kết thúc trong tác phẩm Tinh thần pháp luật. S.L Môngtexkiơ phân chia luật thành ba loại:

Luật quốc tế (hay còn gọi là công pháp quốc tế), đƣợc thiết lập nhằm xác định mối quan hệ giữa các dân tộc, giúp các dân tộc phát triển ổn định và bình đẳng cùng nhau. Công pháp quốc tế dựa trên nguyên tắc: “Mỗi một dân tộc trong hòa bình phải làm điều tốt nhất, trong chiến tranh phải cố hết sức làm ít điều xấu nhất cho lợi ích thực tế của loài ngƣời” [50, 44].

Luật chính trị, xây dựng mối quan hệ giữa ngƣời cầm quyền và ngƣời bị trị. Môngtexkiơ viết: “Sống trong một xã hội, muốn duy trì đƣợc trật tự phải quy định rõ quan hệ giữa ngƣời cai trị với ngƣời đƣợc cai trị. Đó là luật chính trị” [50, 44].

Luật dân sự, điều chỉnh quan hệ giữa các công dân. Với quan niệm cho rằng khí hậu là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, S.L Môngtexkiơ cho rằng, mọi hình thức pháp luật, thể chế nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển của quốc gia đều cần phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tính toán các điều kiện địa lí. Luận điểm này xuất phát từ lập trƣờng địa lí học của ông, đây cũng là điểm mà về sau nhiều nhà tƣ tƣởng có ý phê phán

Luật chính trị và luật dân sự trong quan điểm của S.L Môngtexkiơ có quan hệ chặt chẽ với nhau, “Luật chính trị là luật tạo ra nền cai trị. Luật dân sự là luật để duy trì nền cai trị ấy. Các luật ấy phải tƣơng ứng với vật lý của đất nƣớc, tức là với khí hậu lạnh, nóng hay ôn hòa, với diện tích, vị trí đất đai, với cách sống của dân chúng làm nông nghiệp hay săn bắn, chăn nuôi” [50, 46]. Ngoài ra luật còn phải phù hợp với tự do trong giới hạn cho phép, với điều kiện kinh tế, tôn giáo, phong tục tập quán của ngƣời dân.

Cùng với việc bàn về sự ra đời và vai trò của nhà nƣớc, pháp luật, S.L Môngtexkiơ nêu ra tƣ tƣởng phân chia nhà nƣớc thành ba hình thức, đó là: chính thể chuyên chế, chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Bản chất của ba loại chính thể đƣợc S.L Môngtexkiơ nêu lên: “Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao. Chính thể quân chủ thì chỉ một ngƣời cai trị, nhƣng cai trị bằng luật pháp đƣợc thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ một ngƣời cai trị mà không luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi” [50, 47].

Phê phán chính thể chuyên chế, S.L Môngtexkiơ xem nền tảng trật tự của xã hội này, tức nguyên tắc của chính thể này là “sự sợ hãi”. Do đó, nhà nƣớc chuyên chế là nhà nƣớc khủng bố, luôn tồn tại sự độc đoán, chuyên quyền. Ở nhà nƣớc đó, nhà vua có biệt tài làm cho mọi ngƣời phải vâng lời mình, ngay cả trong gia đình hoàng tộc cũng nhƣ trong triều đình và cả nƣớc. Trình bày ý niệm của mình về chính thể chuyên chế, ông nói: “Những ngƣời dã man ở xứ Louisiane muốn ăn quả thì chặt cây từ gốc cho cây đổ xuống để hái quả. Chính thể chuyên chế là nhƣ rứa đó!” [50, 71]. Bản chất của chế độ chuyên chế là sự lạm quyền, nó không thể dung hòa với tự do và theo ông để có tự do cần tiêu diệt chuyên chế.

Tự do chính trị đƣợc thực hiện trong nhà nƣớc quân chủ, đó là sự tự do làm điều pháp luật cho phép. Nếu nguyên tắc của chính thể chuyên chế là sự “sợ hãi”, thì nguyên tắc của chính thể quân chủ là “danh diện”, danh diện là danh dự, thể diện. Ở chính thể dân chủ, S.L Môngtexkiơ xem nguyên tắc của nó là đạo đức. Đạo đức ở đây là đạo đức chính trị, đạo đức của con ngƣời với luật pháp chứ không phải là đạo đức ứng xử. Ông coi đức hạnh là động cơ chủ yếu của chính thể cộng hòa. Để duy trì nhà nƣớc, mỗi ngƣời dân phải có một phần quyền lực tập thể thì mỗi ngƣời dân cũng phải có phẩm hạnh chính trị và đạo đức. Đó là lòng yêu Tổ quốc, yêu luật pháp của nƣớc mình, đó là lòng “yêu mến nền cộng hòa” và “Lòng yêu dân chủ lại là lòng yêu sự bình đẳng không những yêu vì quyền lợi mà yêu cả về nghĩa vụ. Lòng yêu dân chủ còn là lòng yêu cuộc sống thanh đạm” [50, 66].

Mỗi chính thể đều có những cái hay để làm nền tảng và giữ vững chính thể. Nhƣng cũng có những điều làm cho chính thể có thể suy đồi. S.L Môngtexkiơ nói nhiều đến sự suy đồi của nền dân chủ bắt đầu từ sự suy đồi đạo đức chính trị, kéo theo sự sụp đổ của đạo đức xã hội và đạo đức gia đình. Ngƣời dân mất đi lòng kính trọng đối với giới cầm quyền, đối với cơ chế nền cộng hòa “bị suy đồi” và nhà nƣớc không còn là nhà nƣớc nữa. Khi đó, dân chúng rơi vào tình trạng tự do vô chính phủ. S.L Môngtexkiơ nói:

Nhân dân rơi vào tai họa khi mà những kẻ được dân giao phó muốn che dấu sự sa đọa của bản thân họ, đang tìm cách làm bại hoại dân chúng. Nghĩa là ông đang nhấn mạnh việc chính những ngƣời cầm quyền là nhân tố có thể gây nên sự sụp đổ của một chính thể. Để tránh suy đồi, ông cho rằng chính phủ dân chủ cần phải tránh hai điều thái quá, đó là tƣ tƣởng bất bình đẳng và tƣ tƣởng bình đẳng cực đoan, vì nó sẽ dẫn đến sự xâm phạm

dân chủ là dân chủ chân chính và dân chủ cực đoan. Dân chủ chân chính là ở đó mọi ngƣời đều có sự bình đẳng với tƣ cách công dân, loại dân chủ này khác hẳn với dân chủ cực đoan – dân chủ thái quá, tuyệt đối hóa tinh thần dân chủ trực tiếp nên dẫn đến tình trạng vô chính phủ - nền dân chủ này đã từng có ở Athen. Từ đó, ông chủ trƣơng xây dựng một nền dân chủ kết hợp cả yếu tố dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, tức là nhân dân vừa là ngƣời có quyền tối cao, vừa có thể bầu ra ngƣời đại diện cho mình khi không thể tự mình làm những công việc quốc gia.

Tƣ tƣởng về đạo đức chính trị trong chính thể dân chủ của S.L Môngtexkiơ sau này đƣợc Hêghen đề cập tới trong Triết học pháp quyền

(1821). Trong tác phẩm, Hêghen nói nhiều đến đạo lí, đạo đức mang màu sắc chính trị. Ngày nay, trƣớc sự phức tạp, đa dạng của đời sống chính trị hiện đại, quan điểm về đạo đức chính trị của S.L Môngtexkiơ càng có ý nghĩa sâu sắc. Đồng thời với việc đề cập và lí giải những vấn đề về chính thể, quyền lực và luật pháp tƣơng ứng với các chính thể, S.L Môngtexkiơ đƣợc coi là ngƣời hoàn thiện lý thuyết phân quyền.

Các vấn đề về nhà nƣớc và pháp luật đƣợc Môngtexkiơ cũng nhƣ các nhà tƣ tƣởng ở Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII đặt ra, lý giải cùng với những quan điểm về quyền tự nhiên và chủ quyền nhân dân, quan điểm về khế ƣớc xã hội và về sự phân quyền. Những quan điểm đó không tồn tại biệt lập mà bổ sung cho nhau, bao chứa trong nhau, nối tiếp nhau làm nổi bật lên các nội dung tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền thời kỳ này. Mặc dù khái niệm nhà nƣớc pháp quyền chƣa chính thức đƣợc các nhà tƣ tƣởng thời kỳ này sử dụng, nhƣng tƣ tƣởng của các ông đã cho thấy rõ ràng nhất những ý tƣởng rất sâu sắc về nhà nƣớc pháp quyền, để các nhà tƣ tƣởng về

quyền. Đó cũng là cơ sở lý luận để các nhà hoạt động chính trị - xã hội áp dụng vào thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)