Nhiễm sắc thể Y

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa hình Nucleotide đơn (SNPs) của một số vùng DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y ở người Mường và người Katu (Trang 35)

Từ năm 2001, trong một nghiên cứu về lịch sử của ngƣời Đông Á theo phụ hệ, ngƣời ta đã tiến hành phân tích tần số phân bố của các nhóm đơn bội trên nhiễm sắc thể Y của 25 nhóm dân tộc phân bố ở Đông Á, trong đó có sử dụng mẫu là ngƣời Việt Nam sống ở khu vực Nam Trung Bộ với số lƣợng mẫu là 70 cá thể [42]. Tiếp theo đó, cũng đã có một số tác giả khác, trong các nghiên cứu của mình có sử dụng mẫu nghiên cứu là ngƣời Việt Nam [48;64].

Gần đây, một nhóm nghiên cứu ở Viện nghiên cứu động vật học Côn Minh, Trung Quốc đã tiến hành một số nghiên cứu về các đặc điểm chỉ thị trên DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y của ngƣời Chăm và ngƣời Kinh và đã đƣa ra những dữ liệu

28

có ý nghĩa về nguồn gốc ngƣời Chăm ở Việt Nam. Theo số liệu từ các nghiên cứu này cho thấy, ngƣời Chăm ở Việt Nam có nguồn gốc gần gũi với các quần thể ngƣời bản địa trên phần lục địa của Đông Nam Á hơn so với những tộc ngƣời ở các quần Đảo phía đông của khu vực Đông Nam Á [32;58].

Năm 2009, Nguyễn Đăng Tôn và nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố những số liệu đầu tiên về sự phân bố và tần số của các nhóm đơn bội của nhiễm sắc thể Y trên đối tƣợng là ngƣời Kinh của Việt Nam [6]. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này còn tiếp tục nhiều nghiên cứu nữa trên nhiễm sắc thể Y và DNA ty thể của các dân tộc khác ở Việt Nam.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu về di truyền, tiến hóa ở ngƣời Việt Nam sử dụng các chỉ thị trên DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y còn rất ít và mới chỉ nghiên cứu với số lƣợng mẫu nhỏ, không mang tính đặc trƣng cho quần thể. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật PCR để nhân vùng điều khiển D-loop và các chỉ thị trên nhiễm sắc thể Y (gồm các chỉ thị M175, P186, P191, M216) của 107 mẫu cá thể ngƣời Việt Nam thuộc hai dân tộc Mƣờng và Katu, sau đó sản phẩm PCR sẽ đƣợc dùng để giải trình tự DNA trên máy giải trình tự tự động. Các số liệu đa hình thu đƣợc sẽ đƣợc so sánh với nhau và so sánh với các trình tự chuẩn của các dân tộc sống ở các khu vực lân cận Việt Nam đã đƣợc công bố trên ngân hàng cơ sở dữ liệu, từ đó chúng ta có thể nhìn ra mối quan hệ di truyền tiến hóa của 2 dân tộc Mƣờng và Katu với các dân tộc lân cận.

29

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu là các mẫu máu ngoại vi của các cá thể ngƣời bình thƣờng, khỏe mạnh, thuộc hai dân tộc Mƣờng và Katu. Giới tính của các đối tƣợng đƣợc xác định trên cơ sở tự khai và đặc điểm nhận dạng hình thái. Trong tổng số 108 mẫu cá thể nghiên cứu thì có 47 mẫu cá thể thuộc dân tộc Mƣờng đều là nam giới đƣợc thu thập tại huyện Nhƣ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và 61 mẫu cá thể thuộc dân tộc Katu (20 nam và 41 nữ) đƣợc thu thập tại các xã Thƣợng Long, Hƣơng Sơn, Hƣơng Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn gốc dân tộc dựa trên cơ sở ngƣời tình nguyện cho máu tự khai báo 3 đời. Các đối tƣợng trong nghiên cứu này đều tình nguyện cung cấp máu phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và có độ tuổi từ 18 đến 50. Tên, kí hiệu và số lƣợng các mẫu cá thể nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tên, kí hiệu và số lƣợng các mẫu nghiên cứu cá thể ngƣời Mƣờng và ngƣời Katu

Dân tộc Mường Katu

Mẫu

NSTY1, NSTY2, NSTY3, NSTY4, NSTY5, NSTY6, NSTY7, NSTY8, NSTY9, NSTY10, NSTY12, NSTY13, NSTY14, NSTY15, NSTY16, NSTY17, NSTY18, NSTY19, NSTY20, NSTY21, NSTY22, NSTY23, NSTY24, NSTY25, NSTY26, NSTY27, NSTY28, NSTY29, NSTY30, NSTY31, NSTY32, NSTY33, NSTY34, NSTY35, NSTY36, NSTY37, NSTY39, NSTY40, NSTY41, NSTY42, NSTY43, NSTY44, NSTY45, NST46,

HH4, HH5, HH6, HH7, HH17, HH113, HH37, HH75, HH76, HH91, HS2, HS3, HS4, HS5, HS6, HS8, HS9, HS10, HS11, HS12, HS13, HS14, HS40, HS41, HS50, HS56, HS57, HS93, HS96, HS104, HS115, TL2, TL20, TL45, TL63, TL65, TL68, TL73, TL75, TL77, TL62, TL90, TL92, TL100, TL103, TL105, TL107, TL110, TL113, TL114, TL115, TL116, TL118, TL120, TL122, TL123, TL124, TL129, TL131, TL135,

30

NSTY47, NSTY49, NSTY50

Tổng 47 61

Các mẫu máu sau khi lấy vô trùng đƣợc bảo quản ở 80oC cho đến khi sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa hình Nucleotide đơn (SNPs) của một số vùng DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y ở người Mường và người Katu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)