Dân tộc Katu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa hình Nucleotide đơn (SNPs) của một số vùng DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y ở người Mường và người Katu (Trang 33)

Dân tộc Katu (còn đƣợc gọi là Ca Tu hay Cơ Tu) có khoảng 50.000 ngƣời, cƣ trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Họ thuộc số cƣ dân cƣ trú lâu đời ở vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên. Tiếng nói của ngƣời Katu thuộc ngôn ngữ Môn – Khmer, ngữ hệ Nam Á.

Ngƣời Katu làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lƣỡi sắt uống cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hóa một thời gian dài trƣớc khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ. Vật nuôi chủ yếu của ngƣời Katu là trâu, lợn, chó, gà. Song, nguồn thực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lƣợm, săn bắn và đánh bắt cá đƣa lại. Nghề thủ công chỉ có dệt vải và

26

làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt - Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp. Kinh tế hàng hóa hạn hẹp, hình thức trao đổi vặt đến nay vẫn thông dụng. Khi đi làm ngƣời Katu thƣờng đeo gùi sau lƣng. Gùi thì có loại đang dày, đan thƣa, với các kích cỡ thích hợp với ngƣời dùng. Ngƣời Katu thƣờng ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ hội có thêm cơm nếp. Ăn bốc là tập quán cổ truyền. Họ thích các món nƣớng, ƣớp và ủ trong ống tre, uống nƣớc lã, rƣợu mía, rƣợu tà - vạk và rƣợu làm từ gạo, sắn…Ngƣời Katu ƣa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cƣờm trắng. Đàn ông quấn khố, thƣờng ở trần. Đàn bà mặc váy ống. Họ ở nhà sàn, mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Trƣớc kia trong nhà có nhiều cặp vợ chồng và con cái cùng sinh sống, thƣờng là các gia đình của những anh em trai với nhau. Toàn bộ nhà ở trong làng dựng thành một vòng, quâyquanh khoảng trống ở giữa. Mỗi làng có ngôi nhà chung gọi là gươl, cao lớn và đẹp nhất. Đó là nơi hội họp và sinh hoạt công cộng [1].

Kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Katu độc đáo với nhiều bài hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; nghệ thuật điêu khắc và trang trí truyền thống cũng rất tinh xảo với những bức vẽ, chạm khắc ở nhà

gươl, những bức tƣợng khoả thân treo ở cổng làng hoặc những bức tƣợng rất đa dạng phản ánh nhiều tâm trạng của con ngƣời ở xung quanh các nhà mồ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa hình Nucleotide đơn (SNPs) của một số vùng DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y ở người Mường và người Katu (Trang 33)