trường Mỹ 3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ
cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ
3.2.2.1. Nhóm nhân tố vĩ mô.
Là các nhân tố mang tầm cỡ quốc gia có tác động lớn tới hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng của nhóm nhân tố này.
* Các công cụ của nhà nước trong quản lý kinh tế:
Thuế quan và hạn ngạch: Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc chính phủ Việt Nam đã không sử dụng thuế và hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng may mặc.
Trái lại Việt Nam còn áp dụng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với hàng dệt may như: đầu tư vốn nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho ngành dệt may, giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp dệt may… Điều này giúp cho công ty may Chiến Thắng có thể huy động nguồn vốn từ ngân hàng để mở rộng sản xuất nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì Mỹ sẽ phải đối xử với hàng dệt may Việt Nam bình đẳng như các quốc gia khác, bình đẳng như các doanh nghiệp Mỹ và các công ty nước ngoài khác. Tuy nhiên theo hiệp hội dệt may Việt Nam, năm mặt hàng bị giám sát tại thị trường Mỹ (gồm: áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót, áo thun len) chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với may Chiến Thắng thì đó là những mặt hàng chủ lực của công ty.
Tiêu chuẩn kĩ thuật: đây là biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế số lượng hàng nhập khẩu của nước chủ nhà. Mỹ đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam như: tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, chất lượng sản phẩm…Là một quốc gia khó tính nhưng do biết tìm hiểu thị trường và đáp ứng đơn đặt hàng từ phía đối tác nên may Chiến Thắng đã khắc phục được rào cản này và không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
* Tác động của tỷ giá hối đoái: kinh doanh xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Bởi lẽ khi thanh toán thì công ty sẽ nhận được đồng USD trong khi giá thành sản phẩm trong nước tính bằng đồng Việt Nam. Do đó đội ngũ cán bộ trong công ty cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự biến động của tỷ giá để đưa ra chính sách giá xuất khẩu phù hợp. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty vẫn chưa linh hoạt trong việc nắm bắt sự thay đổi của thị trường cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái.
* Quan hệ thương mại Việt – Mỹ:
Ngày 20/12/2006 Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn PNTR (quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn) đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Đồng thời các đối tác nước ngoài cũng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Tại may Chiến Thắng các
công ty không phải huy động nguồn vốn lớn nhưng nó cũng làm giảm giá trị xuất khẩu.
* Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá – xã hội:
Đó là các yếu tố như dân cư, sở thích thị hiếu, thói quen tiêu dùng… của thị trường Mỹ. Như chúng ta biết Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, dân số đông nhưng chủ yếu là dân nhập cư nên sở thích thị hiếu và thói quen tiêu dùng rất phong phú đa dạng, tuỳ theo mỗi tầng lớp.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các dịch vụ công cộng khác có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện tại việc giao hàng của công ty chủ yếu là theo vận tải đường biển. Bởi lẽ vận tải biển của Việt Nam rất phát triển, chi phí rẻ. Hệ thống ngân hàng cũng có tác động lớn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Khả năng huy động vốn và chuyển đổi tiền tệ của công ty phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.2.2.2. Nhóm nhân tố vi mô.
Là các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có rất nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp nhưng có ba yếu tố quan trọng nhất là: nguồn nhân lực, khả năng tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực tại công ty may Chiến Thắng tương đối lớn, khoảng 1500 cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa cao. Công ty còn thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thiếu cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Tác phong làm việc của nhân viên văn phòng còn chưa chuyên nghiệp, chưa đạt hiệu quả cao.
Khả năng tài chính của công ty: Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp thì nguồn lực tài chính là yếu tố có vai trò quyết định. Một nguồn lực tài chính ổn định, vững chắc sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra một cách thường xuyên liên tục, không bị
gián đoạn, công ty có thể thực hiện đúng hợp đồng gia công xuất khẩu. Bên cạnh đó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo và cải thiện hơn. Với số vốn điều lệ 12 tỷ đồng may Chiến Thắng được coi là doanh nghiệp tương đối lớn trong lĩnh vực may mặc. Hiện nay nguồn vốn của công ty đã tăng lên rất nhiều đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng. Việc huy động vốn của công ty chủ yếu thông qua các cổ đông và vay ngân hàng. Vì vậy tiềm lực tài chính được coi là thế mạnh của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp: May Chiến Thắng là công ty đã được thành lập rất sớm. Sản phẩm may mặc của công ty đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới từ những năm đầu thập kỉ 70. Do đó sản phẩm của công ty đã được khách hàng thế giới biết đến. Đây chính là điều kiện để xây dựng thương hiệu thành công trên thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ - đối tác chính của doanh nghiệp hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại thì hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Bởi lẽ hình thức xuất khẩu chính của công ty là gia công quốc tế. Khi xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức này thì người tiêu dùng nước ngoài sẽ không biết đến thương hiệu sản phẩm. Do đó sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của công ty không sánh bằng các doanh nghiệp may khác của Việt Nam như: Việt Tiến, may 10, may Nhà Bè, công ty cổ phần may Hưng Yên…và một số công ty khác có hình thức xuất khẩu FOB cao hơn.