0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 42 -42 )

Chương 4:Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc tại công ty cổ phần may Chiến Thắng

4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc tại công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ còn tồn tại là xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan.

4.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan.

Đó là những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khiến cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ còn nhiều thiếu sót. Cụ thể là:

- Do việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động sản xuất của công ty vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, lạc hậu, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.

- Hoạt động kinh doanh được tiến hành chưa theo một chiến lươc xây dựng cụ thể, khoa học. Do đó hiệu quả chưa cao.

- Công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiêu và đặc biệt chưa coi trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Hiện nay hoạt động thiết kế mẫu mã của công ty vẫn chưa phát triển, công ty vẫn chưa có phòng chuyên thiết kế thời trang. Đây lại là đòi hỏi cấp thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc. Bởi lẽ sản phẩm làm ra phải có tính thời trang, hợp mốt, hợp với nhu cầu người tiêu dùng tại thị trường Mỹ thì mới có

- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đem lại cho các doanh nghiệp những lợi thế, những cơ hội không nhỏ nhưng đồng thời nó cũng kéo theo các thách thức, khó khăn đối với chính các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Khi nước ta thực hiện việc mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản, các biện pháp bảo hộ điều đó khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ là doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan… khiến cho thị phần kinh doanh bị giảm sút. Hơn nữa sản phẩm của may Chiến Thắng chất lượng vẫn chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế nên sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần. Sức cạnh tranh của công ty còn rất kém so với các thương hiệu nổi tiếng trong nước như Việt Tiến, may Phong Phú, may Nhà Bè, gấm Thái Tuấn…vì vậy mà cạnh tranh trên thị trường quốc tế càng khó khăn hơn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đã gây khó khăn rất lớn cho công ty. Bởi lẽ Mỹ là khách hàng chính của công ty và cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó nhập khẩu hàng dệt may tại Mỹ giảm sút nhanh chóng làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của công ty cũng giảm. Đồng thời xuất khẩu sang Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn do bị giám sát năm mặt hàng chính. Mà đó lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.

- Hầu hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng kém. Ngành dệt không đáp ứng được nhu cầu cho ngành may. Do đó hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vẫn chưa cao, việc chuyển từ gia công quốc tế sang xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn.

- Các chính sách thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phức tạp, khó khăn, khiến các đối tác nước ngoài có sự lo ngại, kéo theo đó là ảnh hưởng đến việc ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp may mặc.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 42 -42 )

×