Các kiến nghị, đề xuất đối với nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ (Trang 54)

Chương 4:Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc tại công ty cổ phần may Chiến Thắng

4.3.2. Các kiến nghị, đề xuất đối với nhà nước.

4.3.2.1. Nhà nước cần tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may.

Bởi lẽ các công ty xuất nhập khẩu hàng may mặc hiện nay cần nhu cầu đổi mới công nghệ và đòi hỏi một lượng vốn lớn nhằm gia tăng giá trị hàng may mặc xuất khẩu, chuyển từ hình thức gia công quốc tế sang xuất khẩu theo FOB. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn như: cho vay với lãi suất thấp, thủ tục vay vốn cần đơn giản và linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vay vốn được dễ dàng.

Bên cạnh việc cho công ty vay vốn trong nước thì nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đó là biện pháp hữu hiệu kết hợp nội lực với ngoại lực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển. Để làm được điều này thì chính phủ Việt Nam cần đảm bảo ổn định về chính trị

trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần ưu tiên các công trình đầu tư 100% vốn nước ngoài cho ngành dệt may.

4.3.2.2. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may.

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tương đối cao thế nhưng giá trị xuất khẩu còn thấp bởi lẽ chúng ta chỉ nhận gia công là chủ yếu. Nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài thì nhà nước cần có chính sách phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành may.

Có thể khẳng định, lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho dệt may trong nước thời gian qua đã có những bước tiến, tỷ trọng nội địa hoá trong các sản phẩm dệt may đã tăng trong năm 2009. Theo số liệu ước tính của các chuyên gia thì đến nay nguyên liệu trong nước như bông đã đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp đáp ứng được 60%; sợi 70%; vải 50%; phụ liệu 70%...Mặc dù vậy, trên thực tế bài toán về nguyên phụ liệu đầu vào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn là một vấn đề thời sự cấp bách phải giải quyết để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Bởi lẽ tình hình nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may của nước ta hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, một số nguyên phụ liệu trong nước đã sản xuất được nhưng giá thành lại không thấp hơn sản phẩm nhập khẩu mà chất lượng lại không ổn định. Do đó các doanh nghiệp may vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu là chủ yếu. Tại may Chiến Thắng hầu hết các nguyên phụ liệu chính đều nhập khẩu từ công ty khác do phía đối tác chỉ định.

Tuy nhiên khi công ty chuyển sang làm FOB thì nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước là khá lớn. Do đó chính phủ cần khuyến khích đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu, giảm bớt phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước (chính sách thuế, quy định về hàm lượng nội địa của sản phẩm, thưởng xuất khẩu…) để nhằm mục đích tăng tỷ lệ nội địa hoá hàng may mặc xuất khẩu, phát triển ngành dệt tương xứng với sự phát triển của ngành may.

4.3.2.3. Nhà nước cần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tìm hiểu về thị trường nhập khẩu.

Trước hết nhà nước cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về những thị trường nhập khẩu chính, thị trường tiềm năng. Đồng thời hỗ trợ các

doanh nghiệp trong khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra bạn bè quốc tế. Cần nâng cao vai trò của cục xúc tiến thương mại Việt Nam, tổ chức nhiều hội chợ - triển lãm tại Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế và giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hôi chợ - triễn lãm tại nước ngoài.

Thứ hai, nhà nước cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về luật pháp quốc tế và không ngừng nâng cao bồi dưỡng đội ngũ nhân viên pháp luật am hiểu luật quốc tế, đặc biệt là luật bán phá giá nhằm giúp các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam tránh khỏi các vụ kiện tại các thị trường nhất định (đặc biệt là thị trường Mỹ).

Thứ ba, nhà nước cũng cần cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, về thông tin tỷ giá hối đoái để trợ giúp công ty trong viêc kinh doanh xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w