Các phương án đề xuất

Một phần của tài liệu Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 81)

- Vẽ đường tần suất kinh nghiệm

10 Diện tích đất khác 1454.3123 8

5.3.2 Các phương án đề xuất

5.3.2.1 Vùng tiêu ra hệ thống sông Nhuệ và sông Duy Tiên

Để đảm bảo lưu lượng giới hạn tiêu ra hệ thống sông Nhuệ và sông Duy Tiên là 63 m3/s, em đề xuất: Một là trên vùng tiêu ra hệ thống sông Nhuệ và sông Duy Tiên cần rà soát đánh giá khả năng vận hành của các trạm bơm đã có tiêu vào sông Nhuệ và sông Duy Tiên, lựa chọn cải tạo nâng cấp một số trạm bơm hoặc thay thế bằng các trạm bơm mới theo nguyên tắc chung đã nêu tai mục 5.3.1, đảm bảo tổng lưu lượng của các trạm bơm sau cải tạo nâng cấp hoặc xây mới không quá 63 m3/s. Hai là cải tạo nâng cấp hệ thống kênh mương và các công tình trên kênh của vùng và tiêu ra sông Nhuệ và sông Duy Tiên.

5.3.2.2 Vùng tiêu ra sông Hồng

Phương án 1: Để đảm bảo lưu lượng theo thiết kế, em xin đề xuất phương án sau: Nâng cấp tu sửa tram bơm Khai Thái đúng với năng lực thiết kế là 21 m3/s và xây dựng thêm 1 trạm bơm Khai Thái 2 có lưu lượng không nhỏ hơn 150 m3/s tại khu vực đầu mối của trạm bơm Khai Thái đã có tương đương với diện tích phụ trách 11.598,46 ha. Các công trình trên lưu vực tiêu của 2 trạm bơm này cũng được quy hoạch lại đảm bảo dẫn đủ và dẫn kịp thời lượng nước cần thiết phù hợp với hệ số tiêu thiết kế.

Phương án 2: Để đảm bảo lưu lượng theo thiết kế, em xin đề xuất phương án sau : Nâng cấp tu sửa tram bơm Khai Thái để trạn bơm này vậy hành đúng với năng lực thiết kế là 21 m3/s và xây dựng 3 trạm bơm mới là Khai Thái 2, Khai Thái 3, Khai Thái 4 có tổng lưu lượng bơm của 3 trạm bơm nhỏ hơn 150 m3/s vị trí xây dựng tại khu vực đầu mối của trạm bơm Khai Thái đã có tương đương với diện tích phụ trách 11.598,46 ha. Các công trình trên lưu vực tiêu của 2 trạm bơm này cũng được quy hoạch lại đảm bảo dẫn đủ và dẫn kịp thời lượng nước cần thiết phù hợp với hệ số tiêu thiết kế.

Nhận xét: Cả 2 phương án đều giải quyết triệt để được vấn đề tiêu úng cho khu vực. Song mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. So sánh các phương án để đưa ra một biện pháp tốt nhất cả về kinh tế và công trình để giải quyết tiêu úng cho vùng.

* Phương án 1: + Ưu điểm:

- Tận dụng được trạm bơm đã có, cải tạo nâng cấp trạm bơm này để nó vận hành theo đúng năng lực thiết kế.

- Quản lý vận hành thuận tiện.

- Diện tích chiếm đất ít hơn phương án 2. Do vậy kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng ít hơn.

- Phân vùng tiêu một cách hợp lý giúp cho công tác quản lý được thận lợi hơn. + Nhược điểm:

- Thời gian đưa trạm bơm vào khai thác châm hơn phương án 2, kinh phí đầu tư lơm.

* Phương án 2: + Ưu điểm:

- Tận dụng được trạm bơm đã có, cải tạo nâng cấp trạm bơm này để nó vận hành theo đúng năng lực thiết kế.

- thuận tiện cho công tác quản lý vận.

- Tốn ít kinh phí đầu tư hơn so với phương án 1.

- Có thể thi công xây dựng từng trạm bơm, kinh phí xây dựng 1 trạm bơm ít hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế.

-Thời gian đưa trạm bơm Khai Thái 2, Khai Thái 3 hoặc Khai Thái 4 sớm hơn so với thời gian đưa trạm bơm Khai Thái 2 lớn (phương án 1). Do vậy hiệu quả kinh tế tốt hơn phương án 1.

+ Nhược điểm:

- Diện tích chiếm đất lớn hơn phương án 1 nên kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn hơn phương án 1.

- Quản lý đồng thời nhiều trạm bơm so với phương án 1.

Kết luận: Sau khi so sánh 2 phương án trên , ta nhận thấy phương án 2 có nhiêu đặc điểm nổi bật hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế của lưu vực. Do đó chọn phương án 2 làm phương án quy hoạch cho vùng tiêu.

5.4.Tổng hợp các công trình tiêu cần bổ sung

Từ các phướng án lựa chọn ở trên ta có quy mô kích thước cho từng công trình như sau:

Một phần của tài liệu Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 81)