Phân vùng tiêu

Một phần của tài liệu Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 72)

- Vẽ đường tần suất kinh nghiệm

10 Diện tích đất khác 1454.3123 8

5.1. Phân vùng tiêu

Vùng tiêu là một tập hợp phần lớn các công trình tiêu bao gồm công trình đầu mối (có thể là cống tiêu hoặc trạm bơm tiêu) các công trình tiêu phân tán nội đồng, công trình nối tiếp,hệ thống kênh dẫn nhằm tạo nên và kiểm soát được mối liên hệ thủy lực giữa mặt ruộng và nơi nhận nước tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, dân sinh, bảo vệ sản suất và môi trường.

5.1.1.Phân loại vùng tiêu

Vùng tiêu chia làm 4 loại sau:

* Vùng tiêu tự chảy: Là vùng mà lượng nước cần tiêu được chuyển đến nơi tập trung nước bằng trọng lực, có hoặc không có công trình đầu mối .

* Vùng tiêu bán chảy: Là vùng mà quá trình tiêu bị chi phối bởi mực nước tại nơi tập trung tiêu.

* Vùng tiêu động lực: Là vùng phải sử dụng năng lượng (chủ yếu là trạm bơm) để tiêu thoát nước.

* Vùng tiêu hỗn hợp: Là vùng phải sử dụng nhiều biện pháp tiêu khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, cùng tiêu hỗn hợp là tập hợp các vùng tiêu tự chảy và bán tự chảy hoặc tự chảy và động lực.

5.1.2.Các phương pháp phân vùng tiêu

Phân vùng tiêu là một biện pháp hiệu quả thực hiện phương châm tiêu nước truyền thống là “Chôn nước, rải nước và tháo nước có kế hoạch”.

Có 4 phương pháp chủ yếu để phân vùng tiêu như sau:

a. Phân vùng tiêu theo biện pháp tiêu: Biện pháp tiêu nước có thể là tiêu tự chảy bằng trọng lực hoặc tiêu cưỡng bức bằng động lực. Phương pháp này tổng quát, mang tính hệ thống, thuận lợi cho quản lý lưu vực nhưng lại không thuận lợi cho quản lý từng công trình tiêu cụ thể. Khi áp dụng phương pháp phân vùng này có thể khắc phục nhược điểm bằng cách chia vùng tiêu động lực thành vùng tiêu của các công trình tiêu có quy mô thích hợp hay vùng tiêu theo hướng tiêu. Phương pháp phân vùng theo biện pháp tiêu thường được áp dụng với những quy hoạch vùng lớn.

b. Phân vùng tiêu theo hướng tiêu và nơi nhận nước tiêu: hướng tiêu là cách mô tả véc – tơ chuyển nước từ nơi cần tiêu đến nơi nhận nước tiêu. Nơi nhận nước tiêu có thể là sông, suối, hồ, hoặc các khu vực trũng thấp có khả năng nhận nước từ nơi khác đến. Phương pháp phân vùng tiêu này thường được sử dụng rộng rãi trong các quy hoạch tiêu có quy mô lớn, mang tính tổng quát, bổ trợ cho các phương án phân vùng khác. Khi xây dựng các mô hình tính toán để giải các bài toán về thủy lực tiêu thì việc phân vùng tiêu theo cách này giữ vị trí quan trọng. Quy mô vùng tiêu xác định theo phương pháp này cũng thay đổi theo thời gian.

c. Phân vùng tiêu theo lưu vực: lưu vực có thể là lưu vực sông, suối hoặc lưu vực tiêu của các công trình tiêu.

+ Phân vùng tiêu theo lưu vực sông suối thường được áp dụng phổ biến trong các quy hoạch vùng tiêu lớn, thuận tiện cho công tác quản lý và phát triển tài nguyên nước trong lưu vực sông.

+ Phân vùng tiêu theo lưu vực của công trình được áp dụng cho những dự án bổ sung quy hoạch tiêu. Phương pháp phân vùng này thuận lợi cho công tác quản lý từng công trình tiêu cụ thể nhưng do tính chất cục bộ, phân tán nên nếu đặt tách rời với các phương pháp khác sẽ không thuận lợi cho việc quản lý hệ thống, nhất là trong trường hợp lưu vực trong công trình tiêu nhỏ.

d. Phân vùng tiêu theo giới hạn hành chính: Phân theo đơn vị hành chính xã, huyện hay thị trấn.... Cách phân vùng tiêu này khá phổ biến ở nhiều địa phương, thuận lợi cho công tác quản lý hành chính nhưng không phù hợp với công tác quản lý điều hành tiêu cũng như hạn chế khả năng phục vụ hệ thống.

Một phần của tài liệu Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w