Nhận xét đánh giá hiện trạng thủy lợi của huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 30)

- Những tồn tại về tiêu của tiểu vùng Đại Xuyên như sau: Do đê sông Duy Tiên rất xung yếu với chiều dài đê là 6km nằm ở vùng trũng thấp Cao trình mặt đê từ

a. Đặc điểm tự nhiên của tiểu vùng:

2.5.5. Nhận xét đánh giá hiện trạng thủy lợi của huyện Phú Xuyên

- Hầu hết hệ thống sông nội địa như: sông Nhuệ, Lương, sông Bìm, và các kênh trục dẫn nước như kênh I2 – 9; kênh A 2 – 7…bị bồi lắng và có nhiều vật cản, mặt khác các kênh trục dẫn nước tưới, tiêu quá dài mặt cắt kênh nhỏ và chủ yếu là kênh đất) nên năng lực dẫn nước kém, tổn thất lưu lượng và đầu nước lớn.

- Hầu hết các trạm bơm trong vùng đều được xây dựng từ thế kỷ trước (khoảng những năm 1970 – 1980) sau một thời gian hoạt động nay đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều, hiệu suất máy bơm chỉ đạt từ 60 – 70% so với thiết kế ban đầu, bên cạnh đó bể hút và bể xả của các trạm bơm thường bị bồi lấp nghiêm trọng gây khó khăn trong quá trình hoạt động của hệ thống.

- Hệ thống kênh tưới được xây dựng từ lâu, chủ yếu là kênh đất, mặt cắt kênh bị biến dạng do bồi lắng và xói lở, lòng kênh bị cỏ và bèo gây ách tắc, cản trở dòng chảy nên không đảm bảo yêu cầu chuyển nước theo thiết kế.

Các cống đầu kênh thường không có cửa cống, bộ phận đóng mở thường là thủ công hoặc không có làm cho việc quản lý tưới – tiêu gặp nhiều khó khăn, gây nên tình trạng mất nước và không thể khống chế được mực nước và lưu lượng theo yêu cầu.

- Địa phương chưa coi trọng việc đầu tư hệ thống các công trình nội đồng, các công trình mặt ruộng dẫn đến việc hệ thống kênh mương nội đồng chưa được hoàn chỉnh, đồng bộ. Do đó các côn trình không đáp ứng được yêu cầu điều tiết nước một cách chủ động và khoa học.

- Hệ thống công trình mặt ruộng hầu như không có hoặc quá đơn giản, nhiều nơi sau khi nước chảy ra khỏi kênh cấp 2 thì chảy tràn trên mặt ruộng gây nên tình trạng lãng phí nước cuối kênh thường thiếu cả đầu nước lẫn lưu lượng, đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng trôi màu làm giảm năng suất cây trồng. Đối với hệ thống tiêu tình trạng cũng xảy ra tương tự, các kênh tiêu mặt ruộng hầu như không còn, thậm chí còn biến thành ruộng lúa nên nước tiêu chảy tràn lan tử ruộng này sang ruộng kia

- Hệ thống vùng bờ thửa chưa khép kín đồng bộ nên khó thực hiện được phân vùng tiêu và xử lý nước cục bộ.

- Bên cạnh đó sau khi được sát nhập vào Hà Nội, quá trình đô thị hoá – công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh, nhiều khu đô thị, khu công , khu dân cư mới mọc lên gây hiện tượng ô nhiễm các nguồn nước ở các sông nội địa như sông Nhuệ sông Bìm...

- Sông Hồng nguồn nước chính của khu vực, về mùa khô thường rất cạn kiệt mực nước xuống rất thấp lưu lượng nhỏ. Việc lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc vào hệ thống rất khó khăn phụ thuộc hoàn toàn vào các đợt mở nước từ hồ Hòa Bình. Trong vụ đông hoặc đầu vụ chiêm để có nước tưới cho rau màu vụ đông và lúa đông xuân Ban quản lý công trình thủy lợi của huyện cùng với nhân dân địa phương phải xây dựng hoặc đặt thêm các trạm bơm dã chiến vét nước của sông Nhuệ để tưới vừa tốn kém vừa không đảm bảo. Thời kỳ này nguồn nước cạn kiệt trên sông Nhuệ lại bị ô nhiễm trầm trọng, không những không bảo đảm vệ sinh môi trường mà còn gây ô nhiễm nguồn lương thực, thực phẩm của đia phương sản xuất do không đảm bảo chất lượng nước tưới

- Hầu hết nước thải, khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp…đều không đươc xử lý trước khi tiêu vào các sông nội địa gây ô nhiễm nguồn nước tưới nghiêm trọng .

- Các trạm bơm và cống tiêu vào trong sông Nhuệ đều đã xuống cấp hoặc hư hỏng cần phải được tu sửa, nâng cấp và cần nạo vét các kênh trục dẫn nước.

- Năng lực các trạm bơm đầu mối khá lớn song hệ thống kênh dẫn không thông thoát dòng chảy, trong đồng úng nhưng ngoài trạm bơm không đủ nước để bơm, phần đầu hệ thống úng nhưng cuối hệ thống không có nước để tiêu. Hệ thống đê bao phân vùng, phân khu chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ theo yêu cầu thiết kế nên diên tích úng ngập còn nhiều đặc biệt sau những trận mưa lớn..

- Quản lý khai thác toàn hệ thống và từng vùng trong hệ thống còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, thiếu quy trình hợp lý, phân công phân cấp do vậy không phát huy được năng lực của hạ tầng cơ sở hiện có nên hạn, úng vẫn thường xảy ra; khả năng dẫn, thoát nước kém, tổn thất đầu nước lớn, diện tích tưới tiêu tự chảy đã giảm đến mức tối đa.

Một phần của tài liệu Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 30)