Vấn đề thu hồi đất, thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ giải phóng mặt bằng là một công việc vô cùng phức tạp, khó khăn chung trong cả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố Hà Nội (Trang 46)

phóng mặt bằng là một công việc vô cùng phức tạp, khó khăn chung trong cả nƣớc, mang tính kinh tế - xã hội tổng hợp; với Thủ đô Hà Nội, công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ - giải phóng mặt bằng lại càng phức tạp gấp bội lần. Giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên để triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch, có tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô theo hƣớng văn minh hiện đại và bền vững, chính vì vậy trong những năm qua công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ - giải phóng mặt bằng luôn đƣợc Thành uỷ-HĐND-UBND Thành phố xác định là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt và lâu dài; Thực hiện thành công công tác giải phóng mặt bằng có ảnh hƣởng rất lớn tới việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thành phố, biến khó khăn thành cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, góp phần quan trọng trong việc tạo môi trƣờng đầu tƣ của Thành phố hấp dẫn đón nhận, thu hút các nguồn vốn, các dự án đầu tƣ của Chính phủ, Bộ ngành, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Sau khi địa giới hành chính Thủ đô đƣợc mở rộng theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH của Quốc hội, với diện tích tự nhiên gấp trên 3,4 lần, số đơn vị hành chính cấp huyện tăng từ 14 lên 29 quận, huyện, thị xã với 577 xã, phƣờng, thị trấn, công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng của Thành phố tăng cả về số lƣợng dự án, diện tích đất thu hồi và số hộ bị thu hồi đất liên quan tới hàng trăm ngàn hộ gia đình. Trên địa bàn Thành phố bình quân mỗi năm có trên 1.000 dự án đầu tƣ triển khai có liên quan đến công tác thu hồi đất-GPMB (gấp hơn 03 lần so với trước khi Hà Nội mở rộng) với quy mô thu hồi đất trên 12.000ha đất/năm (gấp hơn 04 lần so với trước khi mở rộng). Cơ chế chính sách đan xen kế thừa, cũ, mới

45

giữa các địa phƣơng khi hợp nhất (cơ chế của 04 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc và Hòa Bình), nhiều vấn đề tồn tại cần phải tập trung tháo gỡ và tổ chức thực hiện.

Xác định vai trò, vị trí và tính phức tạp, nhạy cảm về thực hiện nhiệm vụ bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ - GPMB sau khi mở rộng địa giới Thủ đô, Thành ủy-HĐND-UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo, giao Ban chỉ đạo GPMB Thành phố chủ trì cùng các Sở, ban, ngành xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành Quyết định pháp quy chung thống nhất về cơ chế chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa bàn Thành phố (Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND), đây là quy định về cơ chế chính sách đƣợc ban hành sớm nhất sau khi hợp nhất Hà Nội.

Ngày 13/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Nghị định này đã bổ sung sửa đổi và quy định mới về một loạt vấn đề để thực hiện Luật đất đai 2003 sát thực, đồng bộ và đi vào cuộc sống, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bức xúc có liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ- GPMB, do các chính sách mới quy định tại Nghị định này đã cơ bản đáp ứng quyền lợi chính đáng của ngƣời bị thu hồi đất. Với thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, ngày 29/9/2009 UBND Thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành ngay Quyết định 108/2009/QĐ-UBND quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ (thay thế cho Quyết định 18/2008/QĐ-UBND), có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2009 (cùng thời điểm có hiệu lực của Nghị định 69/2009/NĐ-CP) và Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc thể chế hóa các quy định của Nghị định 69/2009/NĐ-CP vào tình hình thực tế của địa phƣơng, góp phần đƣa các cơ chế chính sách mới của Chính phủ đi vào cuộc sống, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ GPMB thực hiện các dự án trọng điểm của Chính phủ, của các Bộ, ngành trên địa bàn và hàng loạt các dự án chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010). Cơ chế chính sách của Thành phố đảm bảo tuân thủ chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc, đồng thời đảm bảo đúng thẩm quyền của chính quyền Thành

46

phố theo hƣớng đảm bảo lợi ích chính đáng của ngƣời bị thu hồi đất, của nhà đầu tƣ, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật, phân cấp nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ-GPMB cho các quận, huyện, thị xã, quy định rõ trách nhiệm của từng tổ chức và ngƣời dân … [41]

2.1.2. Kết quả thực hiện

Tính từ năm 2008 đến nay, toàn Thành phố đã bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ-GPMB thực hiện các quyết định thu hồi đất của Nhà nƣớc xong cho 1.303 dự án, thu hồi 6 .579ha đất tại để thực hiện việc đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch, chi trả hơn 30.269 tỷ đồng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho trên 153 nghìn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bố trí tái định cƣ cho trên 6.570 hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở.

Đặc biệt trong hai năm 2009-2010, quy mô đất thu hồi-hoàn thành xong GPMB của Thành phố Hà Nội đạt 4.100ha (chiếm 65% tổng diện tích đất đã GPMB xong từ năm 2008 đến nay), với hàng loạt các dự án trọng điểm của Chính phủ và Thành phố đƣợc đáp ứng đủ mặt bằng để thi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành đƣa vào sử dụng của dự án, thiết thực chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Có thể đơn cử một số dự án nhƣ: Đại lộ Thăng Long; Công viên tƣợng đài Hòa Bình; Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đƣờng Hồ Chí Minh; Đƣờng trục đƣờng kinh tế Đông – Tây (Hà Tây); Cầu Vĩnh Tuy; Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai; Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, Nhà ga T2 Nội Bài; Đƣờng 32; Đƣờng Lạc Long Quân; Đƣờng vành đai 3 nút giao Thanh Xuân, Đƣờng Lê Văn Lƣơng kéo dài; các dự án dân sinh bức xúc, hạ tầng đô thị, kè bờ các sông trong nội thành, 40 hồ trong nội thành, hệ thống đƣờng giao thông nông thôn và các dự án khác... [41]

Trong 06 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 1000 dự án đầu tƣ có liên quan tới thu hồi đất-GPMB (trong đó có 834 dự án chuyển tiếp thực hiện từ năm 2010 và 166 dự án mới), với quy mô thu hồi đất trên 10.318ha đất phải thu hồi của hơn 186.601 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; dự kiến phải bố trí tái định cƣ cho hơn 16.733 hộ. Thành phố đã hoàn thành GPMB và theo phân kỳ đầu tƣ 131 dự án, với quy mô đất đã GPMB đạt hơn 943ha đất, chi trả

47

hơn 8.316 tỷ đồng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho 19.587 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cƣ cho 650 hộ (trong đó đã bố trí tái định cƣ bằng căn hộ chung cƣ là 359 căn và bằng giao đất ở là 291 lô đất).

Năm 2012, theo Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Hà Nội cho biết: hiện trên địa bàn Thành phố đang có 1.047 dự án liên quan đến thu hồi đất, GPMB với tổng diện tích đất thu hồi là 10.358ha. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2012, đơn vị này đã hoàn thành công tác GPMB với 110 dự án (gồm 67 dự án hoàn thành xong toàn bộ và 43 dự án hoàn thành theo phân kỳ đầu tƣ), với diện tích đất đã GPMB đƣợc đạt 749,70 ha đất (70% so với cùng kỳ của năm 2011), chi trả hơn 4965 tỷ đồng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho 17.367 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cƣ cho 564 hộ. Hiện trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tƣ đang tích cực triển khai hơn 60 dự án trọng điểm theo kế hoạch của Bộ GTVT và theo Chƣơng trình số 07-CTr/TU của Thành phố (trong đó có 17 dự án chƣa xong thủ tục GPMB và 17 dự án không phải thực hiện GPMB). 17 dự án trọng điểm của thành phố đang đƣợc khẩn trƣơng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai công tác GPMB, thực hiện dự án. Một số dự án đã cơ bản hoàn thành và bàn giao mặt bằng từng phần cho chủ đầu tƣ để đảm bảo tiến độ khởi công, thi công nhƣ: Cung Hữu nghị Việt Trung (Từ Liêm); cầu Nhật Tân và đƣờng dẫn 2 bên đầu cầu (Đông Anh, Tây Hồ); đƣờng nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài (Đông Anh, Sóc Sơn); đƣờng sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Đông)… Dù đánh giá công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ GPMB các dự án trên địa bàn thành phố 7 tháng đầu năm 2012 đã đạt đƣợc kết quả nhất định, song hiện ở một số dự án tiến độ xử lý dứt điểm những tồn tại để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tƣ còn chậm so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố (nhƣ tại các dự án đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32, Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên…). Trong những tháng cuối năm 2012, UBND Thành phố và các quận, huyện, thị xã sẽ tập trung chỉ đạo, điều hành để đảm bảo hoàn thành xong công tác thu hồi đất, GPMB tại các dự án trọng điểm là: cầu Nhật Tân và đƣờng dẫn 2 bên

48

đầu cầu (Đông Anh, Tây Hồ); đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Sóc Sơn); đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Gia Lâm, Long Biên); đƣờng nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài (Sóc Sơn)…

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số Thành phố Hà Nội năm 2010 STT Đơn vị hành chính Diện tích (Ha) Dân số (1000 ngƣời) Mật độ (ngƣời/m2) THÀNH PHỐ HÀ NỘI 334460.22 6472 1955 1 Ba Đình 924,95 225 24314 2 Hoàn Kiếm 528,76 147 27810 3 Tây Hồ 2400,82 131 5556 4 Long Biên 5993,03 227 3839 5 Cầu Giấy 1202,98 227 19493 6 Đống Đa 995,76 371 37460 7 Hai Bà Trƣng 1008,89 293 28870 8 Hoàng Mai 3981,40 337 8573 9 Thanh Xuân 908,41 225 25275 10 Sóc Sơn 30651,30 285 940 11 Đông Anh 18213,90 334 1848 12 Gia Lâm 11472,99 232 2044 13 Từ Liêm 7532,62 395 5439 14 Thanh Trì 6292,71 198 3169 15 Mê Linh 14226,65 193 1371 16 Hà Đông 4833,66 232 4876 17 Sơn Tây 11353,22 126 1116 18 Ba Vì 42402,69 247 586 19 Phúc Thọ 11719,27 160 1375 20 Đan Phƣợng 7735,49 142 1853 21 Hoài Đức 8246,77 194 2365 22 Quốc Oai 14700,62 161 1105 23 Thạch Thất 20250,85 178 885 24 Chƣơng Mỹ 23240,92 290 1254 25 Thanh Oai 12385,56 168 1357 26 Thƣờng Tín 12738,64 221 1745 27 Phú Xuyên 17110,46 182 1665

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố Hà Nội (Trang 46)