sản, những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ.[1]
1.4.2. Tình hình bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở một số thành phố tại Việt Nam Nam
Trên thực tế triển khai, việc chuyển đổi đất đai để có đất sử dụng cho các dự án đầu tƣ phát triển kinh tế đã và đang đƣợc thực hiện khá mạnh ở các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm (ở Bắc Bộ là tứ giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lạng Sơn; ở Trung Bộ là các tỉnh ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa; ở Nam Bộ là các tỉnh miền Đông gồm thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Bình Dƣơng - Long An - Tiền Giang). Trong thời gian hiện nay, hầu hết các thành phố có mức độ phát triển kinh tế cao đều có nhu cầu chuyển đổi đất đai rất lớn. Đồng thời, cách thức triển khai pháp luật ở các thành phố này cũng có những đặc thù khác nhau.
1.4.2.1. Thành phố Hải Phòng
Tại Hải Phòng, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, các dự án đầu tƣ có sử dụng đất tại thời điểm này bắt đầu gia tăng. Trong quá trình thực hiện, UBND Thành phố và các ngành chức năng vừa làm vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính sách trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngƣời bị thu hồi đất, tuân thủ các chính sách của Nhà nƣớc và quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, công tác bồi thƣờng GPMB đã đƣợc các ngành, các cấp thực hiện tuy còn nhiều vƣớng mắc, song phần nào cũng giải quyết đƣợc vấn đề bàn giao mặt bằng cho các dự án. Trong thời gian từ 15/11/2002 đến 21/6/2007, ngành địa chính đã cùng với các ngành có liên quan tổ chức kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng cho 151 dự án trong đó đã chi trả xong tiền bồi thƣờng cho 126 dự án với diện tích đất 1055 ha, kinh phí bồi thƣờng 302,96 tỷ đồng, hoàn thành phƣơng án bồi thƣờng trình UBND thành phố phê duyệt cho dự án với diện tích 300,10 ha, giá trị bồi thƣờng 115 tỷ đồng. Năm 2011 đang triển khai kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng cho 139 dự án với diện tích chiếm đất là 1368,69 ha. Các huyện, quận, thị xã đã kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng cho 108 dự án, đã chi trả xong tiền bồi thƣờng cho
41
79 dự án, còn 29 dự án đang tiến hành kiểm kê lập phƣơng án bồi thƣờng và trình phê duyệt (huyện An Hải 25 dự án, huyện Kiến Thụy 7 dự án, huyện Thủy Nguyên 11 dự án, quận Ngô Quyền 21 dự án, quận Hồng Bàng 28 dự án, quận Kiến An 33 dự án và Thị xã Đồ Sơn 14 dự án).
1.4.2.2. Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố không lớn, mới đƣợc thành lập là một thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên cơ sở tách thành phần thành phố Đà Nẵng cũ và khu vực ngoại vi từ tỉnh Quảng Nam trƣớc đây (thành lập ngày 06/11/1996). Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo thành phố đã có chủ trƣơng tập trung vào quy hoạch, phát triển hạ tầng cho một đô thị hiện đại, sử dụng quỹ đất làm nội lực để phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Đà Nẵng đã cho chuyển 3,821 ha từ đất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, đất chƣa sử dụng sang sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị (theo báo cáo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của Thành phố Đà Nẵng) [35]. Và đã đạt đƣợc nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội, tăng trƣởng GDP đạt mức 11,56%, bình quân GDP trên đầu ngƣời từ 392 USD (1996) đến nay là 1164 USD (2007). Đà Nẵng đã có cách tiếp cận đất đai riêng, sử dụng giá trị của đất đai là nguồn thu chính cho ngân sách thành phố từ đó tổ chức quy hoạch lại không gian thành phố, phát triển hạ tầng cho toàn thành phố, tổ chức tái định cƣ trên diện rộng, thực hiện thu hồi đất kết hợp với điều chỉnh đất đai theo quy hoạch và đấu giá đất hoặc giao đất trực tiếp cho các dự án đầu tƣ. Tất cả những công việc từ quy hoạch lại thành phố, mở rộng tới thu hồi đất, điều chỉnh đất đai, tái định cƣ đều do UBND thành phố tổ chức thực hiện trực tiếp. Trong việc tính toán bồi thƣờng về đất, Đà Nẵng cũng là địa phƣơng tính toán giá trị phần đất bị thu hồi, phần đất còn lại ven đƣờng với giá trị tăng thêm do con đƣờng đó mang lại. Đây là một biện pháp tạo sự công bằng giữa ngƣời bị thu hồi toàn bộ thửa đất, ngƣời bị thu hồi một phần đất. Cơ chế chuyển đổi đất đai tại Đà Nẵng là cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc trên nguyên tắc đạt đƣợc đồng thuận giữa lãnh đạo thành phố và ngƣời dân. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời dân không đồng thuận với quyết định của lãnh đạo thành
42
phố về đất đai, trực tiếp chủ tịch UBND thành phố đã đối thoại trực tiếp với dân để tìm kiếm sự đồng thuận. [35]
1.4.2.3. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng có diện tích chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp lớn nhất so với các địa phƣơng cấp tỉnh của cả nƣớc. Trong giai đoạn 2001 - 2005, thành phố đã chuyển khoảng 18.000 ha đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng sang mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị [36]. Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có cách tiếp cận đất đai rất phù hợp với kinh tế thị trƣờng.
Trên cơ sở tiếp nhận ý kiến của ngƣời dân, từ đầu năm 2007, hội đồng nhân dân thành phố đã có Nghị quyết thực hiện bồi thƣờng về đất theo giá phù hợp với giá đất thị trƣờng và cần sự tham gia định giá của các cơ quan hoạt động định giá đất (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 15 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2007). Đến nay, tất cả các trƣờng hợp bồi thƣờng về đất trong cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc đều đƣợc các tổ chức cung cấp dịch vụ định giá bất động sản thực hiện định giá và đó là cơ sở để Ủy ban nhân dân thành phố quyết định về giá đất để tính bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi chấp nhận mô hình doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc tham gia cung cấp dịch vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã cho phép Tổng công ty bồi thƣờng và GPMB - một doanh nghiệp cổ phần đƣợc cung cấp dịch vụ bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ để giải phóng mặt bằng nhƣ một mô hình thí điểm. Sự thật, đây là một mô hình mới, doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc đƣợc cung cấp dịch vụ làm cầu nối giữa cơ quan hành chính và ngƣời dân trong cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc. Từ mô hình thí điểm này, có thể nghĩ đến kiện toàn hệ thống phát triển quỹ đất đã đƣợc thành lập ở các địa phƣơng để đủ điều kiện thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Bên cạnh đó, có thể đƣa vào quy định của pháp luật cho phép doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đƣợc cung cấp dịch vụ này. Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm một số dự án tại khu đô thị mới Hiệp Phƣớc để thực hiện mô hình này. Tuy
43
nhiên, các dự án gặp nhiều khó khăn do chƣa nhận đƣợc sự hƣởng ứng của cả phía nhà đầu tƣ lẫn phía ngƣời đang sử dụng đất. Dự án tạm thời dừng lại, không tiếp tục triển khai. Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục áp dụng hình thức bồi thƣờng, hỗ trợ, TĐC theo cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc. Dù vậy, vẫn liên tục đổi mới chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế và tăng lợi ích của ngƣời dân có đất bị thu hồi. [36]
44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HÀ NỘI 2.1.1. Khái quát 2.1.1. Khái quát