Kiến nghị với ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội (Trang 40)

- Cần tăng cường nhân lực và đào tạo cho đội ngũ hưỡng dẫn viên

3.3.3 Kiến nghị với ngành du lịch.

Tăng cường tổ chức các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh cho các nhà quản trị và nhân viên của các doanh nghiệp du lịch.

Tổng cục Du lịch cần có sự chỉ đạo và thành lập bộ phận an ninh và bảo vệ khách du lịch, tránh các hiện tượng lừa lọc, gây sự với khách du lịch khi họ đến du lịch tại địa phương, đặc biệt với khách du lịch nước ngoài.

KẾT LUẬN

Du lịch ngày càng được thừa nhận là ngành kinh tế dịch vụ có hiệu qủa kinh tế xã hội cao. Trên thế giới cứ 9 người lao động có 1 người làm trong lĩnh vực du lịch. Du lịch phát triển thu hút lực lượng lớn lao động, do đó trực tiếp góp phần giải quyết nạn thất nghiệp hạn chế sự gia tăng tệ nạn xã hội. Vì vậy phát triển du lịch nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội điạ nói riêng sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng đối với các khu nông thôn hay miền núi, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và những khu vực đó.

Trong chiến lược phát triển du lịch là phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Để làm được điều đó, chiến lược đã đề ra 4 mục tiêu cụ thể, đó là: tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 11,5-12% năm; năm 2012: Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế và 36-37 triệu lượt khách nội địa; năm 2020: Việt Nam đón 10-10,5 triệu khách du lịch quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; năm 2030: tổng thu nhập từ du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020. Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ VH,TT& DL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện. Nhận biết được thực tế đó cán bộ công nhân viên của Công tyluôn phát huy hết khả năng, năng lực của mình để hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ sởvật chất kỹ

thuật, triển khai hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa có hiệu quả và dần tự khẳng định mình trên thị trường.

Qua sự học hỏi được ở Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội,em xin mạnh dạn trình bày "Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội". Đề tài khóa luận đã thể hiện được thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty, qua đó đề xuất được một số các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty, với mong muốn trong thời gian trước mắt, Công ty sẽ phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm và các vấn đề xấu còn tồn tại để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, thông tin và tài liệu chưa thật đầy đủ nên những nhận xét ít nhiều mang tính chủ quan, xong qua bài viết này em hy vọng sẽ góp được phần nào ý kiến cho Công ty nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty.

1. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010-2020

2. Trần Đại Hải “Hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh chương trình du lịch trọn gói của trung tâm du lịch Việt Nam RAILTOUR thuộc Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt.”Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn - Du lịch, Trường đại học Thương Mại, Hà Nội. Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Doãn thị Liễu, TH.S Trần thị Bích Hằng.

3. Vũ Thị Thảo “ Giải phát phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty du lịch thương mại tổng hợp Thăng Long”

4. Nguyễn thị Thuỷ “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành ở công ty thương mại du lịch Bắc Sơn” Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn -Du lịch, Trương Đại học Thương Mại, Hà Nội - 2011

5. Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB -Thống kê – 2010.

6.Tạp chí du lịch Việt Nam -Năm 2010.

7.In Search of Excellence: Lessons from America’s Best Run Companies. Cuốn sách cung cấp các kiến thức về ‘’bài học từ các công ty lữ hành hoạt động tốt nhất nước Mỹ’’. Tác giả: Thomas J. Peters và Robert H. Waterman Jr, năm xuất bản: 1982

8.The Innovator’s Dilemma: The Revolutionary Book that Will Change the Way You Do Busines.Tác giả: Clayton M. Christensen, năm xuất bản: 1997

9. The Intelligent Investor ( Tạm dịch: Nhà đầu tư thông minh) xuất bản lần đầu vào năm 1949 , tác giả Graham.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w