- Quản lý quỹ tiền mặt quỹ tiền mặt, căn cứ vào các phiếu thu mà kế toán
2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu dùng để thực hiện công việc xây dựng. Tại công ty CP Xây dựng công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng số chi phí sản xuất.
Nguyên vật liệu trưc tiếp cho thi công công trình của công ty rất đa dạng, phong phú được chia thành các loại:
Vật liệu xây dựng: xi-măng, cát, đá, gạch, sắt, thép
Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu: xe Kamaz, Huyndai, máy xúc… Nhiên liệu: dầu Diezel, xăng mogas 92, mỡ bôi trơn XHP 222… sử dụng cho máy thi công.
* Chứng từ sử dụng.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ * Tài khoản sử dụng
Để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này được chi tiết như sau:
TK 6211 : Chi phí nhiên liệu trực tiếp TK 6212 : Chi phí vật liệu nổ
TK 6213 : Chi phí vật tư khoan
TK 6214 : Chi phí vật tư, phụ tùng thay thế
TK 6215 : Chi phí dầu mỡ phụ
TK 6216 : Chi phí vật tư cơ khí TK 6217 : Chi phí vật liệu xây dựng
TK 6218 : Chi phí nguyên liệu, vật liệu khác TK 6219 : Chi phí vật tư, điện nước
Để thực hiện quá trình xây dựng, vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các chi phí, yếu tố đầu vào. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, nguyên vật liệu được sử dụng gồm nhiều chủng loại khác nhau. Việc quản lý, sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí ảnh hưởng rất nhiều đến sự biến động của giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh toàn đơn vị. Vậy nên việc tổ chức thu mua, sử dụng nguyên vật liệu cũng như hạch toán vật liệu luôn gắn chặt với nhau và với từng đối tượng sử dụng nó.
Ở công ty, tùy khối lượng và tính chất của quá trình, phòng kinh tế kỹ thuật triển khai theo hình thức giao kế hoạch hay giao khoán gọn cho các đội phân xưởng.
Phòng kinh tế kỹ thuật căn cứ vào khối lượng dự toán công trình, căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư, quy trình quy phạm về kỹ thuật thiết kế và thi công, tình hình tổ chức sản xuất...cũng như nhiều yếu tố liên quan khác để kịp thời đưa ra định mức thi công và sử dụng nguyên vật liệu.
Định mức vật liệu gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, các kết cấu cần cho việc hoàn thành xây lắp. Dựa trên định mức sử dụng vật liệu công ty giao kế hoạch mua sắm dự trù vật tư xuống phòng vật tư nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời cho các đơn vị thi công.
Vật tư mua về có thể giao thẳng tới công trình hoặc nhập kho để dự tính. Vật tư sử dụng cho thi công công trình bao gồm: vật tư nhập từ kho của công ty, vật tư mua xuất thẳng tới công trình và vật tư do phân xưởng khác chuyển qua. Việc nhập xuất vật tư được thể hiện trên thẻ kho của công ty do phòng vật tư quản lý. Thủ kho có trách nhiệm số vật liệu thực nhập kho. Nếu vật tư hàng hóa giao thẳng tới chân công trình thì đội trưởng hay đội phó thi công phải ký thay thủ kho. Sau đó chuyển về phòng vật tư và phòng kế toán để vào thẻ kho và sổ kế toán.
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công công trình, các bộ phận có nhu cầu lập phiếu xin lĩnh vật tư có chữ kí của người phụ trách bộ phận đó và xuống kho để lĩnh. Thủ kho lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: Liên 1: lưu tại quyển
Liên 2: chuyển cho kế toán
Sau khi xuất kho thủ kho ghi số lượng vào cột thực xuất, ngày tháng năm và kí nhận cùng với người lĩnh vật tư. Liên 2 sau khi chuyển lên kế toán công ty sẽ được kế toán nguyên vật liệu ghi đơn giá và thành tiền trên phiếu xuất kho.
Ví dụ: Trong tháng 09 năm 2009 tại công trình Trường mầm non Hoa Mai-
Hương Khê - Hà Tĩnh. Căn cứ vào lệnh sản xuất và chi phí kế hoạch đã được duyệt, các tổ trưởng viết phiếu yêu cầu cấp vật tư theo mẫu sau.
Biểu số 2.1: Phiếu cấp vật tư
DL
Công trình Trường mầm non Hoa Mai
Ngày 13 tháng 09 năm 2009